Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Harddisk’ Category

Dân phần cứng mà không biết HDD hay ổ cứng là gì thì bó tay. Sau mainboard, bộ nguồn, monitor (hơi chuyên sâu về điện tử) thì dân phần cứng đa phần phải thành thạo trong vấn đề xử lý sự cố của ổ cứng.

1. Cấu tạo ổ cứng:

Nếu muốn nói về lý thuyết dài dòng thì vào Wikipedia mà đọc. Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%94_%C4%91%C4%A9a_c%E1%BB%A9ng

Một bài viết khác cũng khá hay đó là “Chương VI” trong bộ “Tài liệu phần cứng toàn tập”. Link: http://lqv77.com/2008/10/18/tai-lieu-phan-cung-toan-tap/

Ở đây tôi muốn đề cập đến đó là cấu tạo về mặt chức năng và khả năng tác động (sửa chữa hay làm hỏng) đến ổ cứng. Nhìn từ bên ngòai, dễ thấy gồm một mạch điện tử hay còn gọi mạch điều khiển (mạch logic) nằm phía dưới.

Tất cả các phần còn lại gọi tắt là HDA nó bao gồm cơ, đầu đọc, mặt đĩa…

Phía ngoài của mạch logic là phần giao tiếp của ổ cứng gồm có 3 khe cắm: khe cắm nguồn (lấy nguồn cấp từ bộ nguồn ATX), khe jumper, khe cắm dây tín hiệu (để kết nối với mainboard) gồm giao diện ATA và SATA (ngoài ra còn SCSI dành cho các máy chủ).

Trên mạch logic thì thường có 4 IC chính đó là IC điều khiển, IC đệm, IC lái mô tơ, IC chuyển đổi ATA hoặc SATA.

Tốc độ đọc của motor là 5.400 đến 7.200 hay 10.000 vòng/phút. Dĩ nhiên tốc độ quay cành nhanh thì tốc độ truy suất dữ liệu càng nhanh. Thêm vào đó thì bộ nhớ đệm (Buffer) càng lớn thì tốc độ truy xuất càng lớn. Ngoài các 4 IC chính còn có các IC ổn áp, các điện trở cầu chì…

2. Khái quát về Partition, FAT, FAT32, NTFS:

Trước khi đi sâu về sửa chữa phần cứng (mạch logic) tôi sẽ đề cập trong bài viết sau. Vấn đề ta cần quan tâm là một ổ đĩa mới mua về cần phải phân họach (Chia ổ cứng) và định dạng (Format) thì mới dùng được. Vậy tại sao ta lại phải “Chia ổ cứng” ?

Nhớ trước đây, vào khoảng năm 1993 khi tôi mới biết máy vi tính là gì thì lúc đó các trường PTTH ở Tp. HCM dường như chưa có trường nào được trang bị 1 phòng máy vi tính. Riêng trường tôi (phổ thông trung học Chuyên Lê Hồng Phong) được trang bị 1 phòng máy “dữ dằng” gồm các máy XT 8086 màn hình mono (1 màu duy nhất) và 2 ổ đĩa mềm 1.2MB không có ổ đĩa cứng. Nên có thể nói lúc này còn chưa biết ổ cứng là gì.

Về sau cũng khoảng năm 1994 – 1995 ở một số điểm cho thuê máy vi tính thực hành đã xuất hiện máy 80286, 80386 với màn hình màu VGA và SVGA đàn hoàng thì cũng là lúc xuất hiện ổ cứng dung lượng 20MB và 40MB rồi 120MB, 170MB, 210MB… bạn đừng tưởng tui type nhầm dung lượng ổ cứng lúc đó chính xác tính bằng MegaByte (MB) chứ không phải GigaByte (GB) như bây giờ. Đến khi dung lương ổ cứng lên đến 1.2GB, 2.1GB rồi 3.2GB hay 4.3GB thì phát sinh vấn đề Hệ điều hành không hiểu nổi ổ cứng lớn hơn 2.1GB ??? vì khi đó vẫn dùng bản FAT thường (tức FAT16). Vậy tối thiểu từ lúc có ổ cứng trên 2.1GB ra đời đồng nghĩa với việc phải chia ổ cứng thành nhiều Partition. Lúc này mỗi Partition có kích thước tối đa là 2.1GB điều đó thật vô lý khi mà dung lượng ổ đĩa cứng ngày càng lớn hơn 8.4GB, 10GB, 15GB, 20GB… đó là lúc xuất hiện FAT32. Lúc mới ra đời FAT32 quản lý được Partition lên đến 32GB. Về sau FAT32 không đáp ứng nỗi nhu cầu về bảo mật nên NTFS ra đời. Hiện nay 2 loại Partion này (FAT32 và NTFS) còn được sử dụng khá phổ biến trên các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.

3. Partition:

Vậy Partition là gì? Lúc đầu ổ cứng cũng chưa lớn lắm thông thường thì ổ cứng được chia làm 2 ổ. Ổ đầu tiên chứa hệ điều hành gọi là primary partition (phân vùng chính) phân vùng còn lại là Extended Partion (phân vùng mở rộng) phân vùng này chứa 1 logical drives (ổ đĩa Logic).

Vậy để chia 1 ổ thành 2 ổ thì ta sẽ tạo: Primary Partition, Extended Partition và Logical drives.

Muốn chia ổ cứng thành 3 ổ thì ta sẽ tạo: Primary Partition , Extended Partition và 2 Logicaldrives.

Vậy công việc đầu tiên phải làm đối với ổ cứng là chia ổ cứng (fdisk) và định dạng (format). Để làm 2 công việc này trước đây phải sử sụng trình FdiskFormat của DOS. Ngày nay, dân “phần cứng” thường dùng 2 chương trình có sẳn trong đĩa Hirent Boot CD đó là Disk ManagerPartition Magic.

Kết luận: tóm lại, dân “phần cứng” nhập môn phải biết sử dụng 1 hoặc cả hai chương trình Disk ManagerPartition Magic.

Bài viết tham khảo:

Read Full Post »

Ổ cứng có vấn đề, nên đọc bài viết này!

Nếu ai từng sử dụng máy vi tính, biết setup Windows thì chắc hẳng có nghe qua hoặc từng sử dụng LLF. Vậy LLF thực chất là làm gì và khi nào thì cần thiết LLF ổ cứng.

img_5548_toshiba_ce_hdd

FLL làm gì?
Đối với một ổ cứng mới ta phải LLF, Fdisk & Format thì mới sử dụng được. Sở dĩ khi ta mua một HDD mới về chỉ cần Fdisk, format là sử dụng được không cần phải LLF là do nhà sản xuất đã LLF trước khi đưa HDD ra thị trường. LFF làm nhiều chuyện như chia track, tạo Track Number, chia Sector, tạo byte CRC (Cyclic Redundancy Check)… Giữa hai sector kế tiếp nhau trên cùng một Track LLF sẽ chừa lại một khoảng trống gọi là Gap, khoảng trống nàydùng để dự phòng trường hợp đầu từ bị lệch, no vẫn có thể đọc được Sector tiếp theo hoặc dự phòng trong trường hợp Bad Sector.

Khi nào cần LLF
Dĩ nhiên LLF không trực tiếp làm hư HDD nhưng nếu quá lạm dụng thì… nó vẫn hại về mặt từ tính và an tòan dữ liệu. Các trường hợp cần LLF:

1. Không Fdisk được HDD: Đây là trường hợp bắt buộc dùng LLF, đơn giản không Fdisk thì không Format được dĩ nhiên là sẽ không dùng được. Không Fdisk được: chạy Fdisk báo “No fixed disk present” hoặc khi vào Fdisk được nhưng thao tác tiếp theo thì treo máy.

2. Không format được HDD: như trường hợp trên máy sẽ báo “Bad Track 0 – Disk Unsable”

3. Các trường hợp sau vẫn có thể không dùng LFF hoặc tùy bạn quyết định. Nhưng hãy nhớ Đừng quá lạm dụng
a) Khi đang format thì máy báo Trying to recover allocation uint xxxx. Lúc này máy báo cho ta biết Cluster xxxx bị hư và nó đang cố gắng phục hồi lại cluster đó, nhưng thông thường cái ta nhận được là 1 Bad Sector.
b) Khi chạy Scandisk hay NDD (Norton Disk Doctor) hay bất kỳ phần mềm kiểm tra bề mặt đĩa (Surface Scan) nào ta sẽ gặp rất nhiều Bad Sector.
c) Đang chạy bất kỳ ứng dụng nào nhận được 1 câu thông báo như “Error reading data on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail?” hoặc “Sector not found on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail?” hoặc “A serious error occur when reading driver C:, Retry or Abort ?”

Nói chung là những trường hợp nêu trên đều do mặt đĩa bị Bad quá nhiều hoặc chạy không ổn định. Các trường hợp này nên LLF, vì trong trường hợp này LFF là có lợi. Thông thường nhà sản xuất luôn để dự phòng 1 số sector trên mỗi track hay Cylinder đều dự phòng 1 sector và thực chất kích thước thực của sector vẫn lớn hơn 512 bytes rất nhiều (Tùy lọai và hãng đĩa). Như thế trong quá trình LLF nếu số sector bị hư (BAD) ít hơn số sự phòng còn tốt thì lúc này có thể các chương trình sẽ lấy 1 sector dự phòng còn tốt đắp qua thay cho sector bị hư, như vậy bề mặt đĩa sẽ trở nên “sạch” hơn và tốt trở lại. Dĩ nhiên nếu lượng Bad Sector nhiều hơn Sector dự phòng thì ổ cứng sẽ còn một ít Bad. Nhưng ta vẫn chắc rằng tình trạng đĩa sẽ tốt hơn khi chưa LLF. Việc này sẽ khác nhau về mặt “hiệu quả” đối với từng chương trình LLF mà không theo một qui luật nào.

Bài viết có tham khảo tài liệu Lớp “Sửa chửa hệ thống máy tính” năm 2000 của Cử nhân, thầy: Lê Công Lâm Bảo – Trung Tâm Điện Tử – Máy tính Đại học Khoa học tự nhiên Tp. HCM.

Read Full Post »