Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘xung clock’

Cách nhận dạng:

  • Mạch gồm 1 IC Clock và một Thạch anh 14.3 đi kèm.
  • Chỉ cần tìm được Thạch anh 14.3 thì IC bên cạnh chính là IC clock.

idt-cv115-2-smallmach-clocgen

mach-clocgen2ic-daodong2

Nhiệm vụ:

  • Thạch anh 14,3MHz tạo ra dao động chuẩn là 14,3 MHz, sau đó các mạch tạo xung Clock sẽ lấy dao động chuẩn từ thạch anh rồi nhân với một tỷ lệ nhất định tạo ra các tần số xung Clock khác nhau cung cấp cho các thành phần của Mainboard.

Lỗi thường gặp:

  • Mất xung clock dẫn đến mainboard hoàn toàn tê liệt. Khi mất xung clock kich nguồn quạt quay máy không boot.

Cách kiểm tra:

  • Sau khi kiểm tra các mức nguồn chính trên mainboard như  Vcore, nguồn RAM, AGP, chipset Bắc, NAM thì quan sát đèn CLK. Nếu đèn sáng thì mạch xung clock tốt.

denclk

Cách xử lý:

  • Hàn, Khò lại IC clock.
  • Thay thử thạch anh 14.3 (phải đúng 14.3)
  • Thay IC clock (phải đúng số hiệu)

Nếu sau khi xử lý, kiểm tra lại thấy đèn CLK sáng là mạch tạo xung clock đã họat động tốt.

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

Bật công tắc, máy không khởi động, kiểm tra thấy có xung Clock nhưng mất tín hiệu Reset hệ thống.

  1. Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc Mainboard không khởi động, có xung Clock nhưng mất tín hiệu Reset hệ thống (đèn RST không sáng)

  2. Kiểm tra sau đây cho thấy Mainboard cũng bị mất tín hiệu Reset hệ thống (đèn RST sáng liên tục không tắt)
  3. Phân tích nguyên nhân của hiện tượng trên.Xem lại quá trình khởi động của Mainboard
    Trong quá trình khởi động máy tính, khi Chipset nam có đầy đủ các điều
    kiện cần thiết, nó sẽ hoạt động và tạo ra tín hiệu Reset hệ thống.
    – Khi kiểm tra Mainboard, nếu tín hiệu Reset hệ thống tốt thì đèn RST trên Card Test Main phải sáng lên rồi tắt khi ta bật công tắc nguồn, các trường hợp đèn RST không sáng hoặc sáng nhưng không tắt đều là hiện tượng mất Reset hệ thống.

    Nguyên nhân mất tín hiệu Reset hệ thống là do.


    Mất tín hiệu Reset hệ thống là do hỏng một trong các nguyên nhân trên,
    nhưng chúng ta đang xét trường hợp đã có xung Clock, vì vậy ta loại trừ
    được nguyên nhân số (1)
    – Lưu ý: ta không loại trừ các nguyên nhân
    dẫn đến mất tín hiệu PWR_OK (PWR_GD) vì một số Mainboard khi mất tín
    hiệu này nhưng xung Clock vẫn có do mạch Clock Gen không kiểm tra tín
    hiệu báo sự cố PWR_OK

    Vì vậy sau khi Mainboard đã có xung Clock thì nguyên nhân mất tín hiệu Reset hệ thống là do:
    – Mất điện áp 1,8V cấp cho Chipset nam
    – Mất điện áp 1,5V cấp cho Chipset nam
    – Do bản thân Chiset nam bị hỏng hoặc bong chân

    – Mạch VRM có sự cố hoặc chưa gắn CPU vào Main (một số Mainboard
    khi hỏng nguyên nhân này thì mất xung
    Clock)

    – Do nguồn ATX có sự cố – mất tín hiệu P.G (một số
    Mainboard khi hỏng nguyên nhân này thì mất xung Clock)

    – Do mất Jumper Clear CMOS (một số Mainboard vẫn có Reset khi tháo
    Jumper, nhưng đa số các Main bị mất)

  4. Các bước kiểm tra & sửa chữa.Bước 1 – Quan sát trên Main xem Jumper Clear CMOS có không và có đặt đúng vị trí không ?


    Jumper Clear CMOS thường đứng gần Pin CMOS hoặc Chipset nam

    Bước 2 – Bật công tắc cấp nguồn cho Mainboard, sau khoảng 30 giây ta kiểm tra nhiệt độ Chipset nam.


    Kiểm tra nhiệt độ Chipset khi chạy

    – Nếu Chipset nam bình thường thì sau khi chạy khoảng 30 giây nó sẽ hơi ấm.

    – Nếu nhiệt độ Chipset quá nóng (sờ vào lâu có thể bỏng tay) => Là biểu hiện của Chipset bị chập => Cần thay thế.


    Nếu nhiệt độ của Chipset mát (như lúc chưa cấp nguồn cho Main) => Là
    biểu hiện của Chipset hỏng hoặc mất điện áp cung cấp, với trường hợp
    này ta cần kiểm tra điện áp 1,5V và điện áp 1,8V cấp cho Chipset.

    Bước 3 – Thay thử một bộ nguồn ATX tốt.


    Khi nguồn ATX có sự cố sẽ ngắt tín hiệu P.G (tín hiệu P.G ra ở sợi dây
    mầu xám) khi đó Mainboard sẽ không tạo ra tín hiệu P.GOOD và
    Chipset nam sẽ không tạo ra tín hiệu Reset hệ thống


    Nguồn ATX lỗi Mainboard cũng không tạo ra tín hiệu Reset hệ thống

    Bước 4 – Kiểm tra và sửa mạch ổn áp VRM.


    Khi hỏng mạch VRM sẽ mất tín hiệu VRM_GD đưa về mạch logic (logic là
    mạch bảo vệ Main, chúng có thể tích hợp trong Chipset nam hoặc trong
    SIO hoặc sử dụng một IC riêng)

    Xem hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa mạch VRM ở Bệnh 4 – Mất xung Clock

    Xem lại Bệnh 4 – Mất xung Clock
    -|- Xem lại bài học về mạch VRM

    Bước 5 – Kiểm tra mạch ổn áp nguồn cho RAM .


    Các Mainboard Soket 775 thường kiểm tra tình trạng nguồn cấp cho RAM
    thông qua tín hiệu VRAM_GD, đây là tín hiệu báo sự cố từ mạch ổn áp cho
    RAM về các mạch Logic, khi mạch hoạt động tốt, thông thường tín hiệu
    VRAM_GD báo về có mức logic 1, tín hiệu này cũng tương tự như tín hiệu
    VRM_GD của mạch ổn áp cho CPU.
    – Để đơn giản trong việc kiểm tra mạch này, bạn có thể đo trực tiếp điện áp cấp cho RAM trên các khe cắm theo toạ độ sau đây:

    Toạ độ các chân cấp nguồn cho khe DDR, điện áp cấp cho DDR là 2,5 V

    Các chân cấp nguồn của khe DDR2, điện áp cấp cho DDR2 là 1,8 V

    Các chân cấp nguồn của khe DDR3, điện áp cấp cho DDR3 là 1,5 V

    Xem lại bài – Mạch ổn áp cho RAM

    Bước 6 – Kiểm tra nguồn 1,5V và 1,8V cấp cho hai Chipset

    Xem lại bài – Mạch ổn áp cho các Chipset

    Bước 7 – Khò lại chân Chipset nam

    Bước này chỉ thực hiện sau khi đã kiểm tra qua 6 bước trên

    Khò lại chân Chipset nam

    Bước 8 – Thay Chipset nam

    Bước này chỉ thực hiện sau khi đã kiểm tra qua 7 bước trên

    Thay Chipset nam

    Bước 9 – Kiểm tra lại

    – Sau khi sửa chữa các bước trên bạn cần kiểm tra lại xem Mainboard xem đã có tín hiệu Reset chưa ?
    – Nếu đèn RST sáng rồi tắt khi bật nguồn là tín hiệu Reset tốt và bạn đã sửa xong bệnh.

    Kiểm tra cho thấy tín hiệu Reset tốt, khi bật công tắc đèn RST sáng rồi tắt

Nguồn: hocnghe.com.vn

Read Full Post »

Bật công tắc, quạt nguồn có quay, máy không khởi động, kiểm tra thấy mất xung Clock.

Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc quạt nguồn vẫn quay nhưng mất xung Clock.

Phân tích nguyên nhân:

– Bật công tắc, quạt nguồn vẫn quay điều đó cho thấy, mạch khởi động trên
– Mainboard vẫn tốt, nguồn ATX vẫn tốt, các phụ tải bình thường không bị chập.
– Không có xung Clock (mất đèn CLK) là do các nguyên nhân sau:

  • Hỏng mạch Clock Gen (mạch tạo xung Clock)
  • Hỏng mạch ổn áp VRM (ổn áp cho CPU) hoặc chưa gắn CPU vào Main
  • Nguồn ATX có sự cố dẫn đến mất tín hiệu P.G

Xem lại bài học liên quan

Các bước kiểm tra sửa chữa:

Bước 1Thay nguồn ATX tốt để loại trừ nguyên nhân do lỗi nguồn ATX

Khi nguồn ATX có sự cố sẽ ngắt tín hiệu P.G và Mainboard bị mất tín hiệu PWR_GD

Bước 2 – Kiểm tra mạch ổn áp VRM cấp nguồn cho CPU, cách kiểm tra như sau:

  • Gắn CPU vào Mainboard
  • Cấp nguồn cho Mainboard trên rắc 24pin và rắc 4 pin
  • Chỉnh đồng hồ về thang 10V DC
  • Đo vào đầu cuộn dây ra của mạch ổn áp VRM
  • Bật công tắc nguồn cấp điện cho Mainboard (nếu bạn kiểm tra chậm thì cần gắn toả nhiệt cho CPU)=> Quan sát đồng hồ thấy kim báo điện áp bằng 0V
  • (điện áp VCORE = 0V)=> Mạch VRM bị hỏng

Bước 3 – Sửa mạch ổn áp VRM (nếu điện áp VCORE ra bằng 0V) * Xác định IC dao động của mạch ổn áp VRM
– Tháo CPU ra ngoài
– Chỉnh đồng hồ ở thang X 1Ω
– Đặt que đen vào chân cuộn dây ra (vị trí điện áp VCORE)
– Que đỏ đo vào chân các IC đứng gần khu vực Socket của CPU
=> Đo vào chân IC nào cho trở kháng bằng 0Ω (tức là chân IC thông mạch với chân cuộn dây ra) thì đó chính là IC dao động


Đo tìm IC dao động có chân thông mạch với điện áp VCORE (thông mạch với cuộn dây ra)

Khò lại IC dao động của mạch ổn áp VRM, nếu không được thì bạn thay thử IC này.

Bước 4 – Sửa mạch Clock Gen

Nếu đo điện áp VCORE (như phép đo sau đây) mà thấy có điện áp khoảng 1,5V => thì mạch VRM tốt

  • Gắn CPU vào Mainboard
  • Cấp nguồn cho Mainboard qua rắc 24Pin và rắc 4 Pin
  • Chỉnh đồng hồ ở thang đo 10V DC
  • Que đen của đồng hồ kẹp vào mass, que đỏ đo vào đầu cuộn dây
    ra của mạch VRM (cuộn dây ra là cuộn to hơn và có từ 2 đến 4 cuộn giống
    nhau)
  • Bật công tắc và quan sát đồng hồ => Nếu kết quả đo bằng khoảng 1,5V => nghĩa là mạch VRM hoạt động tốt
  • Nếu mạch VRM hoạt động tốt mà vẫn mất xung Clock => thì do hỏng mạch Clock Gen

    * Sửa chữa mạch Clock Gen
    – Xác định đúng IC của mạch Clock Gen (là IC 2 hàng chân, bên cạnh có thạch anh 14.3 Mz)
    – Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh IC rồi sấy khô (nếu có bụi và ẩm)
    – Thay thử thạch anh 14.3MHz
    – Khò lại chân IC – Clock Gen
    – Nếu các thao tác trên không được thì bạn cần thay IC – Clock Gen

    Khò lại chân IC – Clock Gen, nếu không được thì bạn cần thay IC – Clock Gen

    Bước kiểm tra lại .
    – Bạn cần kiểm tra lại xung Clock sau mỗi lần thao tác sửa chữa, khi nào thử lại thấy đèn CLK sáng liên tục là bạn đã sửa thành công bệnh này.
    – Quá trình kiểm tra xung Clock như sau:

    Trả lời câu hỏi liên quan:

    1. Câu hỏi 1 – Vì sao hỏng mạch VRM lại ảnh hưởng đến xung Clock ?
    2. Trả lời :
      Trên các Mainboard hiện nay, IC tạo xung Clock tức IC – Clock Gen thường có một tín hiệu P.GOOD (PWRGD) đi tới, tín hiệu này là tín hiệu báo sự cố của các mạch ổn áp, khi các mạch ổn áp hoạt động tốt thì tín hiệu này có mức logic bằng 1 và cho phép IC – Clock Gen hoạt động duy trì, trong trường hợp các mạch ổn áp có sự cố, khi đó tín hiệu PWRGD sẽ có mức logic bằng 0 và IC- Clock Gen bị khoá

    3. Câu hỏi 2 – Ta phải kiểm tra và sửa chữa xung Clock khi nào ?
    4. Trả lời:– Khi Mainboard vẫn mở được nguồn nhưng không khởi động, không báo sự cố thì ta cần kiểm tra xung Clock đầu tiên, bởi vì xung Clock là một điều kiện cần thiết để cho các IC trên Mainboard hoạt động, đồng thời khi kiểm tra xung Clock cho ta một số thông tin về bệnh của máy.
      Ví dụ: Với các Mainboard Pentium 4 – Khi ta kiểm tra bằng Card Test Main thấy có xung Clock thì ta suy ra được là mạch VRM và mạch Clock Gen đã hoạt động tốt, điều đó giúp ta loại trừ được các nguyên nhân để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân hư hỏng của Main.Bài sau sẽ đề cập đến hiện tượng, có xung Clock nhưng Mainboard lại mất tín hiệu Reset hệ thống vì vậy nó vẫn không khởi động được.

    Nguồn: hocnghe.com.vn

  • Read Full Post »