Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Bios’

BIOS – Basic I/O System – Hệ thống xuất nhập cơ bản

Cách nhận biết:

– Hình dáng thông thường:

chip_bios– Hình chữ nhật có vạt 1 góc gồm 32 chân, gắn trong một sóc két (như hình) hoặc hàn dính vào mainboard.

bios-ami

– Lọai đời mới: dạng flash; chip dán 8 chân

dsc00588

Hoặc chip 8 chân ghim bình thường:

sop-8

Nhiệm vụ:

– Giao tiếp mức cơ bản nhất với người dùng từ lúc bật công tắt cho đến lúc hệ điều hành bắt đầu được load vào bộ nhớ mà ta gọi là BOOT.

– Cho phép thiết lập các cấu hình như: chọn ổ đĩa khởi động, chỉnh ngày giờ hệ thống, đặt mật khẩu bảo vệ…

Các lỗi thường gặp:

– Chip BIOS lỗi sẽ gây ra lỗi kich nguồn quay, máy không boot được. Lỗi này chỉ xác định khi đã kiểm tra các lỗi về nguồn và CPU xong.

– Báo lỗi: Bios check sum error,

Cách xử lý:

– Nếu lên hình mà báo lỗi là do hết pin nuôi CMOS hoặc đã cài đặt trình CMOS setup sai.

– Lỗi không boot (ngòai lỗi nguồn và CPU ra) thì cần nạp lại chip BIOS.

– Xem thêm bài: Cách nạp lại bios rom

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

Qua loạt bài viết “Hướng dẫn sửa mainboard” và “Tài liệu mainboard toàn tập” nhiều bạn hỏi tôi tại sao không có bài “Hướng dẫn nạp lại BIOS”. Quả thật là có thiếu sót. Nhưng không phải là không có lý do. Trước tiên phải nói đến việc, nếu chúng ta muốn tự mình nạp lại BIOS ROM thì phải chuẩn bị gì.

1. Dụng cụ để nạp BIOS ROM:

Đây là cái khó khăn nhất vì ta không thể chỉ dùng phần mềm là có thể “Nạp lại BIOS ROM” mà cần phải có “tools”. Tôi muốn đề cập đến “Máy nạp ROM”. Máy nạp ROM thì có 2 loại chính, loại của Việt Nam sản xuất và loại nhập khẩu do Nước ngoài sản xuất (Có nguồn gốc Đài Loan, Trung Quốc…).

1.1 Loại của Việt Nam do công ty Thiên Minh (http://www.tme.com.vn) thường chỉ khiêm tốn gọi là Kít Nạp Đa năng.

eprom50

Theo TME thì kít này nạp được đến 1500 Loại ROM khác nhau (??? Cái này TME nói nha) và phiên bản mới nhất (thời điểm tôi viết bài này) giá bán 950.000đ (Chưa tính phí bưu phẩm) và có thể chép được loại chíp flash 8 pin (chân to). Hình như loại chíp dán 8 chân không thấy nhắc đến.

Ưu điểm khả nổi bật của Kít này là: giá rẻ, phù hợp với túi tiền của các dịch vụ, cửa hàng nhỏ hoặc người mới vô nghề.

Nhược điểm: Chỉ support được các loại chip nhất định và không đóng hợp nên rất dễ làm hỏng bo mạch do phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường và sự va chạm trực tiếp lên linh kiện.

1.2 Loại nhập khẩu:

prod_sp580u_detailed01Hình tôi minh họa ở trên là do hãng Xeltek sản xuất. Model 580U giá khoảng $580 (giá của TME luôn). Loại máy này thì chuyên nghiệp hơn, support hầu hết các loại Flash ROM hiện hành từ đầu đĩa VCD, DVD, MP4, TIVI, LCD… cho tới PC mainboard, Laptop, VGA card… các nơi chuyên sửa laptop đều phải trang bị một máy loại này.

Ưu điểm: chuyên nghiệp, chuyên dùng, support hầu hết các loại ROM, flash hiện hành.

Nhược điểm: khá đắc tiền, không thích hợp với các cửa hàng nhỏ hay người mới vô nghề.

2. File.bin chứa mã chương trình dùng để nạp vô chip ROM BIOS:

Khi đã có máy nạp rồi, thì việc tiếp theo là phải có file.bin chứa mã chương trình để nạp vô chip BIOS ROM. File.bin này ta sẽ tìm thấy trên các trang Web của hãng sản xuất mainboard. Đơn cử ví dụ: tôi có mainboard Asus P4RDS1-MX tôi vào trang http://www.asus.com vào mục download và chọn được đúng loại mainboard, kiểu socket gắn CPU, model, BIOS tôi được danh mục các file BIOS như sau:

http://support.asus.com/download/download.aspx?SLanguage=en-us

Tôi chọn file mới nhất và tải về: P4RD1-MX BIOS version 0302

Tôi download về được file: P4RD1-MX-ASUS-0302.zip

Sau khi UnZIP tôi được file: P4RD1-MX-ASUS-0302.ROM (Kích thước 512KB)

Đây chính là file.bin của main board Asus P4RDS1-MX

Nếu bạn không có máy nạp ROM thì cũng copy file này và nhờ ai đó hoặc mang ra chợ (Nhật Tảo Tp.HCM, Chợ Trời HN…) để nhờ người ta chép hộ.

Việc chép ROM chỉ tốn chừng vài phút nhưng việc tìm được file.bin trên mạng đôi khi mất vài ngày. Do đó, theo tôi tìm được file .bin quan trọng hơn.

3. Chuẩn bị chip ROM:

Đối với mainboard có socket cắm chip ROM (như hình) Ta có thể dùng đồ nạy nhẹ để tháo ra.

bios-phoenix

sop-8

Đối với loại hàn dính lên mainboard thì phải dùng máy khò nhiệt để tháo ra.

image003

dsc00588

Đối với mainboard đời mới nhất hiện nay chip BIOS thuộc loại flash và dạn IC dán 8 chân kích thước khoảnh 5mm (xem hình). Thật buồn cười khi một bạn nói với tôi mang thùng máy ra cửa hàng nhờ thợ kiểm tra dùm có lỗi BIOS thì nạp lại. 1 rồi 3 người thợ xúm lại cuối cùng kết luận không biết BIOS là chip nào (Xem bài trong forum của tôi http://lqv77.com/forum/). Tôi nghe xong cũng bó tay. Xem thêm hình minh họa loại flash BIOS đời mới.

spi-nor

Hai chip ở dưới chính là dạng flash BIOS.

Hiện nay thì Kit nạp của TME chưa nạp được cho loại flash BIOS này.

Nếu chip ROM (or flash) bị lỗi thì phải chuẩn bị một chip khác để thay thế. Chip chỉ cần gống số hiệu mà không cần giống hãng sản xuất.

image007

4. Vấn đề tương thích giữa file.bin và chip ROM (or flash):

Các file.bin thông dụng hiện nay có kích thước 128kb, 256kb, 384kb, 512kb, 1024kb tương ứng với chip ROM (or flash) 1M, 2M, 3M, 4M, 8M.

Đơn vị tính của các chip khi ta tra cứu datasheet thì được tính bằng MegaBit, còn các file .bin lưu trên máy thì tính bằng KyloByte. Theo cách tính chuẩn để chuyển đổi thì 1 byte = 8 bit (cái này thuộc về rất cơ bản, không giải thích).

Tương ứng:

128kb = 128 x 8 KyloBit = 1024 Kylo Bit = 1 Mega Bit

256kb=256 x 8 KyloBit = 2 x 1024 Kylo Bit = 2 Mega Bit

Chủ yếu là nếu file bin và chip ROM (or flash) không tương ứng thì sẽ không nạp được vào.

5. Sao lưu chip BIOS ROM (or flash) hiện tại:

Nếu bạn có “Máy nạp ROM” thì bạn chỉ cần tháp chip ROM ra và đưa vô máy dùng chức năng READ để đọc và lưu ra thành file.bin để dành.

Ngoài ra bạn có thể dùng phần mềm (đa số chạy trên nền DOS) như UNI Flash 1.4 có tích hợp sẳn trong đĩa Hirent BOOT.

6. Thực hiện nạp ROM:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tool cần thiết trên dĩ nhiên là việc “đơn giản” còn lại là cách “sử dụng máy nạp” thì vui lòng “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng – Kèm máy” trước khi dùng.

Ở đây tôi chỉ gợi ý vài nét nhỏ: Bạn phải chọn đúng loại ROM mình sẽ nạp vào, load file.bin cần nạp rồi phải xóa trắng chip ROM trước rồi nhấn nút “Program” để “nạp”. Các thao tác này sẽ khác nhau trên các loại máy khác nhau nhưng cơ bản vẫn vậy.

pcb50_sw

7. Nguồn tham khảo để viết bài này:

Lê Quang Vinh – lqv77

Read Full Post »

Bật công tắc, máy có khởi động, kiểm tra thấy có đèn OSC và BIOS nhưng không có hiển thị trên màn hình.
Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc Mainboard khởi động, có đèn OSC và BIOS sáng nhưng không có hiển thị trên màn hình.
Phân tích nguyên nhân:
– Khi bạn kiểm tra trên Card Test Main mà đèn OSC và đèn BIOS đã sáng lên, điều đó cho biết CPU đã hoạt động và đã nạp được chương trình BIOS.
– Sau đó CPU sẽ sử dụng chương trình BIOS để kiểm tra Card Video và bộ nhớ RAM, nếu không gặp sự cố nó sẽ cho hiển thị phiên bản BIOS ra màn hình và ta nhìn thấy các ký tự đầu tiên trên màn hình.
– Như vậy ở trường hợp trên, máy đã có đèn OSC và đèn BIOS mà không lên hình là do các nguyên nhân sau:
– Card Video bị lỗi hoặc mất điện áp cấp cho Card Video
– Thanh RAM bị lỗi hoặc mất nguồn cấp cho thanh RAM (trừ các Mainboard có kiểm tra tình trạng nguồn cấp cho RAM bằng tín hiệu VRAM_GD báo về mạch logic, khi đó nếu mất nguồn cấp cho RAM thì sẽ mất Reset hệ thống)

– Lỗi chương trình BIOS, khi lỗi chương trình BIOS có thể dẫn đến một
số hư hỏng trong đó có hiện tượng ở trên.
Các bước kiểm tra sửa chữa:Bước 1 – Kiểm tra âm báo sự cố phát ra từ loa trong.
– Gắn loa trong vào chân SPEAK để nghe âm báo sự cố.

chan-loa

Chân SPEAK để gắn loa trong

chan-loa2

Gắn loa trong vào chân SPEAK

loa-trenmain

Một số Mainboard có tích hợp sẵn loa trong ở trên Main

* Bạn hãy kiểm tra lại sau khi gắn các linh kiện như CPU, RAM, Card Video, Loa trong vào Mainboard

Bạn sẽ gặp các trường hợp sau đây :

Tiếng kêu Nguyên nhân
– Bip———-Bip.Bip.Bip.
(kêu 1 bíp dài 3 bip ngắn)
– Do lỗi Card Video rời
– Bíp——–Bíp——–Bíp——–……
(kêu nhiều tiếng Bíp dài liên tục)
– Do lỗi RAM
– Không kêu gì cả
(nếu có gắn RAM và Card Video)
– Do lỗi RAM hoặc Card Video rời
– Không kêu gì cả
(không gắn RAM và Card Video, chỉ gắn CPU)
– Do lỗi chương trình BIOS
– Kêu tiếng Bíp ngắn và liên tục
Bip.Bip.Bip.Bip.Bip.Bip.Bip.Bip………..
nghe như báo động
– Do lỗi chương trình BIOS

Lưu ý: Mã lỗi trên chỉ đúng với một số dòng BIOS, mã lỗi phát ra tiếng kêu như thế nào là phụ thuộc vào
lập trình trong BIOS.

Bước 2 – Vệ sinh chân Card Video và chân RAM (nếu tiếng kêu lỗi Card video hoặc RAM)

– Tháo Card Video và RAM ra ngoài, dùng xăng hoặc RP7 để vệ sinh sạch
sẽ chân và đảm bảo rằng các chân Card Video và chân RAM đã tiếp xúc tốt.

Bước 3 – Kiểm tra nguồn cấp cho Card Video AGP 4X, 8X

chan-vcc
– Đo điện áp 1,5V trên các chân Card AGP 4X hoặc AGP 8X theo hình trên.

Với Card PCI Express do mạch ổn áp tích hợp trên Card nên bạn chỉ cần kiểm tra kỹ các chân tiếp xúc của Card là được.

Bước 4 – Kiểm tra nguồn cấp cho RAM

khe_ddr
Toạ độ chân cấp nguồn của khe DDR

__________________________________________________

vdd-ddr2
Toạ độ chân cấp nguồn của khe DDR2

__________________________________________________

vdd_ddr3

Toạ độ chân cấp nguồn của khe DDR3

Nếu bạn kiểm tra chân VDD cấp nguồn cho RAM mà mất điện áp thì bạn cần kiểm tra mạch ổn áp nguồn cấp cho RAM

Xem lại bài – Mạch ổn áp cho RAM và Card Video

Bước 5 – Thay thử Card Video và RAM
– Bạn cần thay thử Card Video và RAM nếu sau khi kiểm tra điện áp ở bước 3 và 4 vẫn tốt.

Bước 6 – Nạp lại chương trình BIOS
– Bạn chỉ nên nạp lại chương trình BIOS sau khi đã kiểm tra và thực hiện qua các bước 1, 2, 3 , 4, 5 ở trên.

Xem lại bài học – Nạp lại chương trình BIOS

Bước 7 – Kiểm tra lại

Sau khi tiến hành sửa chữa, thay thế theo các bước trên. Bạn cần kiểm tra lại, nếu sau khi bật nguồn Mainboard khởi động và có hiển thị trên màn hình là bạn đã sửa xong bệnh.

Nguồn: hocnghe.com.vn

Read Full Post »

Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc Mainboard không khởi động, có tín hiệu Reset hệ thống nhưng CPU không hoạt động, không có đèn OSC và BIOS.

Phân tích nguyên nhân.Xem lại quá trình khởi động của MainboardPhân tích:
– Sau khi có tín hiệu Reset hệ thống, Chipset bắc hoạt động.
– Khi Chipset bắc hoạt động mới tạo ra tín hiệu Reset_CPU để khởi động CPU
– CPU hoạt động và phát tín hiệu nạp chương trình BIOS
– Nạp được BIOS, chương trình BIOS sẽ duy trì sự hoạt động của CPU.
– Chương trình BIOS thực hiện kiểm tra Card Video và bộ nhớ RAM

Từ quá trình khởi động trên ta suy ra nguyên nhân mất đèn OSC và BIOS (khi có Reset) là do:
– Hỏng hoặc bong chân Chipset bắc
– Socket gắn CPU không tiếp xúc
– CPU có BUS không được Mainboard hỗ trợ
– Chân IC – ROM không tiếp xúc
– Lỗi chương trình BIOS

Các bước kiểm tra sửa chữa.Bước 1 – Kiểm tra CPU
– Chắc chắn rằng CPU đang sử dụng để thử vẫn hoạt động tốt.
– Khi sử dụng CPU để thử Mainboard, bạn cần chú ý Bus của CPU phải được Mainboard hỗ trợ
– Ví dụ: Mainboard mà bạn đang sửa chỉ hỗ trợ tốc độ FSB là 533 và 800MHz, nếu bạn sử dụng CPU có Bus là 533 hoặc 800MHz nó sẽ hoạt động bình thường, nhưng nếu bạn sử dụng CPU có Bus là 1066 thì nó sẽ không hoạt động. Xem lại bài học liên quan

Bước 2 – Kiểm tra kỹ Socket gắn CPU

socket775

Quan sát các chân của Socket gắn CPU xem có chân nào bị bẹp không ?

Bước 3 – Vệ sinh cho chân ROM tiếp xúc tốt

thaorom

– Tháo IC- ROM ra khỏi đế cắm, vệ sinh sạch sẽ rồi gắn lại, đảm bảo cho các chân được tiếp xúc tốt.

Bước 4 – Nạp lại chương trình BIOS cho ROM

Chỉ nên thực hiện bước 4 sau khi bạn đã kiểm tra qua các bước 1, 2, 3 nhưng không được

Xem lại bài – Hướng dẫn nạp chương trình BIOS cho ROM

Bước 5 – Kiểm tra lại
– Sau khi sửa chữa qua mỗi bước ở trên, bạn cần kiểm tra lại xem CPU đã hoạt động chưa ?
– Nếu bạn kiểm tra bằng Card Test Main mà thấy đèn OSC và đèn BIOS sáng là CPU đã hoạt động và bạn đã sửa xong bệnh.

– Sau khi CPU hoạt động, bạn gắn RAM và Card Video vào Mainboard để thử xem có lên hình không ?
– Nếu gắn RAM và Card Video vào mà vần không lên hình thì bạn cần gắn loa trong vào để nghe âm báo sự cố và kiểm tra tiếp, phương pháp kiểm tra
sẽ trình bày trong (Bệnh 7)

Nguồn: hocnghe.com.vn

Read Full Post »

bios21

Ngày nay, hầu hết các máy tính đều hổ trợ khả năng khởi động từ CD-ROM, nhưng nó phải được cấu hình thông qua BIOS. Hoặc là khả năng lựa chọn thiết bị khởi động thông qua một menu như dòng mainboard ASUS đời sau này.

Khi mở máy, hãy kiểm tra màn hình khởi động, đa số đều có gợi ý “nhấn phím DELETE” để vào trình SETUP

Với AmiBios yêu cầu bạn nhấn phím DEL để vào trình setup

AMIBIOS(C)2006 American Megatrends, Inc.
BIOS Date: 03/02/06 20:15:54  Ver: 09.00.07

Press DEL to run Setup

Checking NVRAM..

Bây giờ bạn sẽ thấy tương tự như hình dưới đây, chọn BOOT và chọn Boot Device Priority và chọn thiết bị khởi động đầu tiên là  CDROM thiết bị thứ nhì là  HARD DRIVE bạn cần nhấn F10 để lưu cài đặt.

BIOS SETUP UTILITY
Main   Advanced   Power   Boot Security   Exit
► Boot-Time Diagnostic Screen: [Enabled]
► QuickBoot Mode:              [Enabled]
► Scan User Flash Area:        [Disabled]
► Boot-Time Diagnostic Screen: [Enable]
► After Power Failure:         [Last State]
► On Modem Ring:               [Power On]
► On LAN:                      [Power On]
Boot Device Priority

1st Boot Device    [CDROM]
2nd Boot Device    [Hard Drive]
Hard Disk Drives
Floppy Drives
CDROM Drives
Specifies the boot sequence from the available devices
+ –     Change Option
F1      General Help
F10     Save and Exit
(c)Copyright 1985-2006, American Megatrends, Inc.

Đối với Award Bios bạn sẽ thấy màn hình tương tự như hình dưới đây, chọn phím như “gợi ý” để vào trình SETUP. Vẫn là phím DEL

Award Modular BIOS v4.51PG, An Energy Star Ally
Copyright (C) 1984-98, Award Software, Inc.

ASUS P2B-DS ACPI BIOS Revision 1012B

Pentium III 650Mhz Processor
Memory Test : 262144K OK

Press DEL to run Setup
08/05/00-i440BX-P2B-DS

Bây giờ chọn: Advanced Bios Features

Phoenix – AwardBIOS CMOS Setup Utility
> Standard CMOS Features> Advanced BIOS Features

> Advanced Chipset Features

> Integrated Peripherals

> Power Management Setup

> PnP/PCI Configurations

> PC Health Status

Frequency/Voltage ControlLoad Fail-Safe Defaults

Load Optimized Defaults

Set Supervisor Password

Set User Password

Save & Exit Setup

Exit Without Saving

Esc : Quit
F10 : Save & Exit Setup
Virus Protection, Boot Sequence…

và chỉnh: First Boot Device to CDROM Second or third to HDD-0 và nhấn F10 tod9e63 lưu nó.

Phoenix – AwardBIOS CMOS Setup Utility
Virus Warning
CPU Internal Cache
External Cache
CPU L2 Cache ECC Checking
Processor Number Feature
Quick Power On Self Test
First Boot Device
Second Boot Device
Third Boot Device
Boot Other Device
Swap Floppy Drive
Boot Up NumLock Status
Gate A20 Option
Ata 66/100 IDE Cable Msg.
Typematic Rate Setting
Security Option
OS Select For DRAM > 64MB
[Disabled]
[Enabled]
[Enabled]
[Enabled]
[Enabled]
[Enabled]
[CDROM]
[Floppy]
[HDD-0]
[Enabled]
[Disabled]
[On]
[Fast]
[Enabled]
[Disabled]
[Setup]
[Non-OS2]
Item Help

Select Your Boot
Device Priority

Esc : Quit
F10 : Save & Exit Setup
Virus Protection, Boot Sequence…

Ở một số máy bộ Dell phím “gợi ý” là F2

F2  = Setup
F12 = Boot Menu

w w w . d e l l . c o m

Dimension 8100

BIOS Revision XP2

Bây giờ chọn: Boot Sequence và chọn CD-Rom bằng cách nhấn phím – + và nhấn phím “khoảng trắng” để kích hoạt nó.
Bấm ESC và chọn save settings and exit

Dell – Dimension 8100

Intel Pentium 4 Processor: 1.30 Ghz
LEVEL 2 Cache: 256 KB Integrated
System Time ……………….
System Date ……………….Primary Drive 0 ……………
Primary Drive 1 ……………
Secondary Drive 0 ………….
Secondary Drive 1 ………….

Boot Sequence ……………..
* 1. IDE CD-ROM Device

* 2. Hard-Disk Drive C:

SPACE to enable/disable | +,- to move down/up

System Memory ……………..
AGP Aperture ………………
CPU Information ……………

Up/Down to Select | SPACE +,- to Change | ESC to Exit

Một số máy bộ Dell bạn vào BIOS bằng phím F2

Boot Device Menu
‗‗‗‗‗‗‗‗‗‗‗‗‗‗‗

1. Normal
2. Diskette Drive
3. Hard-Disk Drive C:
4. IDE CD-ROM DeviceEnter a choice: 1

Một số khác lại dùng phím  F12 đối với máy bộ Dell

PhoenixBIOS 4.0 Release 6.0
Copyright 1985-1999 Phoenix Technologies Ltd.
All Rights Reserved
Copyright 1996-1999 Intel Corporation.
4S4EB2X0.05A.0009.P08

Micron Electronics, Inc.

Intel(R) Pentium(R) III processor 450 Mhz
640K System RAM Passed
255M Extended RAM Passed
512K Cache SRAM Passed

Press F2 to Enter Setup

Nhấn F2 để vào  bios setup

ROM PCI/ISO BIOS (P2B-DS)
CMOS SETUP UTILITY, AWARD SOFTWARE, INC.
STANDARD CMOS SETUPBIOS FEATURES SETUP

CHIPSET FEATURES SETUP

POWER MANAGEMENT SETUP

PNP AND PCI SETUP

LOAD BIOS DEFAULTS

LOAD SETUP DEFAULTS

SUPERVISOR PASSWORDUSER PASSWORD

IDE HDD AUTO DETECTION

SAVE & EXIT SETUP

EXIT WITHOUT SAVING

Esc : Quit               Shift(F2) : Change Color
F10 : Save & Exit Setup
Boot Sequence, Boot Virus Protection, CPU Speed…

và chỉnh  Boot Sequence to A,CDROM,C và nhấn Esc kế đó nhấn F10 để lưu nó.

ROM PCI/ISO BIOS (P2B-DS)
CMOS SETUP UTILITY, AWARD SOFTWARE, INC.
CPU Internal Core Speed
Boot Virus Detection
Processor Serial Number
CPU Level 1 Cache
CPU Level 2 Cache
CPU Level 2 Cache ECC Check
BIOS Update
Quick Power On Self Test
HDD Sequence SCSI/IDE First
Boot Sequence
Boot Up Floppy Seek
Floppy Disk Access Control
IDE HDD Block Mode Sectors
HDD S.M.A.R.T. capability
PS/2 Mouse Function Control
OS/2 Onboard Memory > 64M
MPS 1.4 Support
650Mhz
Enabled
Disabled
Enabled
Enabled
Disabled
Enabled
Enabled
IDE
A,CDROM,C
Disabled]
R/W
HDD MAX
Disabled
Auto
Disabled
Disabled
Item Help:

Select Your Boot
Sequence

Esc : Quit
F10 : Save & Exit Setup

Một số máy Có lựa chọn thiết bị khởi động là: Cd/Hdd/Floppy/Usb Device, Hoặc có thể nhấn F8 để hiện Boot Menu và khi đó ta chỉ cần chọn CDRom.

Lê Quang Vinh

Theo Hiren.info

Read Full Post »

BIOS là gì ?

DĨ nhiên bạn sẽ tìm thấy rất nhiều câu trả lời trên mạng. Xem Wikipedia cho chắc ăn:

http://vi.wikipedia.org/wiki/BIOS

Lý thuyết là vậy. Nhưng khi muốn tự mình Setup lại Windows ngoài việc phải có đĩa CD cài đặt thì “thằng bạn thân” truyền cho một “khẩu quyết” rất ngắn gọn “Mày khởi động máy bằng đĩa CD này rồi làm theo hướng dẫn là OK chứ gì”.

Về nhà: “Sao bỏ đĩa vào bật máy lên máy nó cứ vào thẳng Win mà không khởi động từ CD”, call thằng bạn “Thì mày vào BIOS chỉnh cho máy khởi động bằng CD-ROM trước”. Ra là vậy, cũng phức tạp quá đi chứ.

1. Vào BIOS: có bài viết đây

http://lqv77.com/2007/06/03/lam-sao-vao-cmos-setup/

2. Chỉnh cho BIOS khởi động bằng CD-ROM trước: cũng có bài viết đây (bài này tôi chưa VIệt hóa)

http://lqv77.com/2009/02/03/cai-dat-bios-de-khoi-dong-bang-cdrom/

Vậy thì điều tối thiểu người mới bắt đầu học phần cứng phải biết về BIOS là: “BIOS có thể giúp ta lựa chọn khởi động từ CD-ROM hay khởi động từ Ổ cứng trước”.

Thực hành cho phần này: Xem hình dạng thực tế của BIOS (để khè người chưa biết chứ)

Còn khi vào được BIOS thì nó có hình như thế này:

Lúc mới bật công tắc nguồn, một màn hình đen với một số dòng chữ trắng như hình dưới đây nó cũng thuộc về BIOS:

OK bài đâu tiên tạm vậy đi.

Read Full Post »

bios

Một câu hỏi quá dư thừa với những ai biết rồi nhưng cực kỳ hóc búa đối với một người chưa biết. Một vài bạn hỏi tôi “Làm sao để cài lại Windows XP?” câu hỏi này lại càng quen thuộc với các bạn chưa biết. Tôi trả lời: “Bạn vào BIOS hay CMOS setup chỉnh khởi động bằng CD trước rồi bỏ đĩa Cài đặt WinXP vào làm theo hướng dẫn là đã cài xong Windows XP”. Bạn ấy hỏi tiếp “Vậy làm sao để vào BIOS hay CMOS setup???”

Trả lời: Đối với máy tính thông thường thì khi vừa bật máy bạn sẽ vào CMOS bằng cách bấm vào một trong những phím sau:

  • F1
  • F2
  • ESC
  • DEL hay Delete
  • F10

Bạn sẽ thấy trên màn hình sẽ có câu thông báo gợiý cho bạn bấm phím nào để vàođược CMOS như:

Press <F2> to enter BIOS setup

Đối với một số máy cũ hay máy bộ, có thể phải nhấn tổ hợp phím khác như:

  • CTRL + ALT + ESC
  • CTRL + ALT + INS
  • CTRL + ALT + ENTER
  • CTRL + ALT + S
  • PAGE UP KEY
  • PAGE DOWN KEY

Link tham khảo thêm:

http://murfsgarage.cybertechhelp.com/cmossetup.htm

Read Full Post »