Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘LAN’

Trong thực tế thì phần lớn card mạng (LAN card, NIC card) mạng đều được windows “thông minh” tự nhận biết và tự cài driver cho mình. Nhưng một số hãng do có “thù” với windows hoặc windows “chê” hãng quá bèo không thèm “chơi” hoặc card quá mới windows “không hiểu”.

Card on-board:

Đa số các main đều được tích hợp sẳn card mạng. Và có 2 loại card on-board.

Loại thứ nhất là sử dụng một chip chuyên dùng của các hãng sản xuất card mạng. Xem hình. Hình minh họa sử dụng chip RTL8100C. Ta có thể dùng driver của hãng sản xuất chip. Các dễ nhất là search bằng google.com với khóa “RTL8100C driver download

Click vào để phóng to

Click vào để phóng to

Loại thứ hai, ít thấy hơn do được tích hợp trong chipset và chỉ cần một “lớp vật lý” nhỏ ở ngoài dưới dạng một chip nhỏ hơn loại chip Mạng thông thường. Xem hình. Driver cho loại chip này thì phụ thuộc vào chipset chứ không phải của nhà sản xuất chip (ngoài một số trường hợp riêng).

click vào để phóng to

click vào để phóng to

Tóm lại, nếu bạn dùng card mạng on-board thì:

– Vào trang web của hãng sản xuất mainboard, xem phầm review sẽ biết card tên gì và tải driver từ  đó luôn. Nếu không biết mainboard hiệu gì thì xem lại bài viết liên quan.

– Bạn cũng có thể tự xem mainboard dùng chip Lan on-board gì rồi tìm driver theo tên chip như đã nói ở trên. Nếu trên main chỉ có chip “lớp vật lý” thì phải tìm driver theo chipset. Không biết chipset gì thì dùng Sandra hoặc Hwinfo.

– Bạn cũng có thể tra nhà sản xuất theo mã MAC (Media Access Control) thường dùng cho card LAN rời sẽ đề cập tiếp đây.

Card LAN rời:

Card rời thì chủ yếu vẫn tìm theo chip chính (chip lớn nhất trên Card). Các nhà sản xuất chip thì không có driver nhưng ta vẫn tìm đượcdriver theo tên chip như đã nói ở phần Card on-board.

Một cách khác là tìm hãng sản xuất card theo mà MAC. Trên lý thuyết thì mỗi card mạng sẽ có một mã địa chỉ MAC riêng. Để tìm hiểu sâu về MAC có lẽ cần tìm các tài liệu chuyên về Mạng. Ở đây tôi chỉ đề cập đến việc tìm hãng sản xuất theo mã này mà thôi.

Mã MAC này hay còn được gọi là “địa chỉ vật lý” của card Mạng. Nó gồm có 6 byte, 3 byte đầu để chỉ mã OUI (Organizationally Unique Identifier) hãng sản xuất còn 3 byte sau thì do nhà sản xuất tự đặt. Để thỏa lý thuyết mỗi card mạng sẽ có một mả MAC khác nhau thì một nhà sản xuất sẽ có nhiều hơn 1 mả OUI. Xem hình.

oui-mac

Tóm lại nếu biết mã OUI từ địa chỉ MAC thì ta có thể tra ra hãng sản xuất card mạng.

Trên windows thì xem địa chỉ MAC này bằng cách: Vào Start \ Control Panel \ Network Connections \ đúp chuột vào biểu tượng kết nối mạng. Như hình.

network-detailsDòng đầu tiên chính là 6 byte địa chỉ MAC, chỉ cần 3 byte đầu là mã OUI. Kế đó vào trang cơ sở dữ  liệu IEEE để tra:

http://standards.ieee.org/regauth/oui/index.shtml

Tại trang này nhập 3 byte đầu vào khung tìm kiếm: Search the public OUI listing . . .  rồi nhấn [Search!]

Ví dụ bài này 00-17-31 sẽ cho kết quả là ASUS, card mạng là card on-board trên main của ASUS. Một ví dụ khác: 00-02-2A kết quả là Asound Electronic một hãng “không tên tuổi” của CHINA. 🙂

Vấn đề còn lại là vô trang web của họ mà tìm thông tin và download driver nhé.

Lê Quang Vinh

Theo HardwareSecrets

Read Full Post »

Tổng quan về mạng LAN

  1. LAN là viết tắt của Local Area Network (Mạng cục bộ) Các máy tính cá nhân và các máy tính khác trong phạm vi một khu vực hạn
    chế được nối với nhau bằng các dây cáp chất lượng tốt sao cho những người sử dụng có thể trao đổi thông tin, dùng chung các thiết bị ngoại vi, và sử dụng các chương trình cũng như các dữ liệu đã được lưu trữ trong một máy tính dành riêng gọi là máy dịch vụ tệp (file).

    Mạng LAN có nhiều quy mô và mức độ phức tạp khác nhau, nó có thể chỉ liên kết vài ba máy tính cá nhân và dùng chung một thiết bị ngoại vi đắt tiền như máy in lazer chẳng hạn. Các hệ thống phức tạp hơn thì có máy tính trung tâm (Máy chủ Server) cho phép những người dùng trao đổi thông tin với nhau và thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu dùng chung.

    Mạng LAN kết nối nhiều thiết bị

  2. Phạm vi ứng dụng của mạng LAN– Mạng LAN thường được sử dụng để kết nối các máy tính trong gia đình, trong một phòng Game, phòng NET, trong một toà nhà của Cơ quan, Trường học.- Cự ly của mạng LAN giới hạn trong phạm vi có bán kính khoảng 100m- Các máy tính có cự ly xa hơn thông thường người ta sử dụng mạng Internet để trao đổi thông tin.
  3. Các kiểu đấu mạng LAN a) Mạng LAN đấu kiểu BUS

    mạng LAN đấu kiểu BUS

    – Với kiểu BUS các máy tính được nối với nhau thông qua mọt trục cáp, ở hai đầu trục cáp có các Terminador đánh dấu điểm kết thúc đường trục, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor

    Ưu điểm:

    +Ưu điểm của mạng này là tiết kiệm được chi phí dây cáp.

    – Nhược điểm:

    + Nhược điểm là mạng này cho tốc độ chậm

    + Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động

    + Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi

    >> Do mạng này có nhiều nhược điểm nên trong thực tế ít được sử dụng

    b) Mạng LAN đấu kiểu RING (kiểu vòng)


    Mạng đấu kiểu RING

    – Với kiểu RING các máy tính được nối với nhau trên một trục khép kín, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor.

    – Ưu điểm:

    + Ưu điểm của mạng này là tiết kiệm được dây cáp, tốc độ có nhanh hơn kiểu BUS.

    – Nhược điểm:

    + Nhược điểm của mạng này là tốc độ vẫn bị chậm

    + Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động

    + Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi

    >> Do mạng này có nhiều nhược điểm nên trong thực tế ít được sử dụng

    c) Mạng LAN đấu kiểu STAR (kiểu hình sao)

    Mạng LAN đấu theo kiểu STAR (hình sao)

    – Mạng LAN đấu theo kiểu hình sao cần có một thiết bị trung gian như Hub hoặc Switch, các máy tính được nối với thiết bị trung gian này. (hiện nay chủ yếu là sử dụng Switch)

    Ưu điểm:

    + Mạng đấu kiểu hình sao (STAR) cho tốc độ nhanh nhất

    + Khi cáp mạng bị đứt thì thông thường chỉ làm hỏng kết nối của một máy, các máy khác vẫn hoạt động được.

    + Khi có lỗi mạng, ta dễ dàng kiểm tra sửa chữa.

    Nhược điểm:

    + Kiểu dấu mạng này có chi phí dây mạng và thiết bị trung gian tốn kém hơn.

    >>> Do mạng hình sao có nhiều ưu điểm nổi bật nên nó được sử dụng
    rộng rãi trong thực tế

  4. Các thiết bị cần thiết để kết nối mạng LAN kiểu STAR– Mạng LAN đấu kiểu STAR (hình sao) do có nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh, dễ dàng bảo trì sửa chữa nên được sử dụng chủ yếu trong thực tế.
    – Để các máy tính có thể kết nối với nhau thành mạng LAN kiểu hình sao, chúng ta cần chuẩn bị các phụ kiện sau:

    a) Các máy tính phải được lắp đặt Card Net và cài đặt trình điều khiển đầy đủ (Drive)


    Card Net để kết nối mạng LAN kiểu STAR

    b) Chuẩn bị một thiết bị trung gian như Switch từ 4 đến 24 cổng (tuỳ nhu cầu kết nối bao nhiêu máy của bạn)

    Switch 8 cổng có thể kết nối được 8 máy tính

    c) Dây mạng để đấu từ Switch đến các máy tính.

    – Bạn phải sử dụng dây mạng 8 sợi có các mầu dây như sau:

    – Cam

    – Trắng
    cam

    – Xanh
    – Trắng
    xanh

    – Lơ

    – Trắng

    – Nâu

    – Trắng
    nâu


    Dây để kết nối mạng theo kiểu hình sao STAR

    d) Đầu rắc RJ45 để kết nối giữ dây mạng với máy tính


    Rắc RJ45 để bấm dây mạng khi kết nối vào Card Net

    e) Một chiếc kìm làm dụng cụ để bấm dây mạng


    Kìm để bấm dây mạng

  5. Một số khái niệm khi nối mạng LAN kiểu STAR
    a) Chuẩn đấu dây.

    – Chuẩn đấu dây là sắp xếp các mầu dây theo một thứ tự quy định nhằm chống nhiễu và tăng tốc độ truyền đạt.

    – Có hai chuẩn đấu dây là chuẩn T568A và chuẩn T568B, các chuẩn này có thứ tự đấu dây như sau:


    Chuẩn T568B Chuẩn T568A

    b) Dây đấu song song và dây đấu chéo

    – Dây đấu song song là cả hai đầu rắc của một sợi dây được đấu theo cùng một chuẩn T568A hoặc T568B.

    Dây song song, cả hai đầu được đấu theo chuẩn T568B

    – Dây đấu chéo là hai đầu rắc của một sợi dây sử dụng hai chuẩn khác nhau, đầu này đấu theo chuẩn T568A thì đầu kia đấu theo chuẩn T568B

    Dây đấu chéo, một đầu đấu theo chuẩn T568A đầu kia đấu theo chuẩn T568B

    c) Phương pháp đấu dây giữa hai máy tính không qua thiết bị trung gian


    – Từ máy tính đến máy tính sử dụng cáp đấu chéo

    d) Phương pháp đấu dây từ Modem ADSL đến Switch và từ Switch đến máy tính

    – Từ Modem ADSL đến Switch dùng cáp song song (cáp thẳng)

    – Từ Switch đến máy tính dùng cáp song song (cáp thẳng)

    e) Phương pháp đấu dây từ Modem ADSL đến máy tính


    – Từ Modem ADSL đến máy tính sử dụng cáp đấu song song (cáp thẳng)

Nguồn: hocnghe.com.vn

Read Full Post »