Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘mouse’

Bệnh – Máy không nhận bàn phím.

1 – Nguyên nhân hư hỏng.

  1. Do mất điện áp 5V cấp ra chân PS/2port

  2. Do chân IC- SIO không tiếp xúc
  3. Do hỏng IC- SIO
  4. Do bị dò hoặc chập các tụ lọc ở chân dữ liệu Data hoặc Clock
  5. Do lỗi chương trình BIOS (chỉ bệnh không nhận bàn phím)

2 – Phân tích nguyên lý mạch

  1. IC điều khiển bàn phím, chuột. (Keyboard, Mouse)
    key-mouse

    Cổng PS/2 (cổng bàn phím & chuột) do IC – SIO điều khiển

    IC SIO điều khiển bàn phím và chuột thông qua các đường tín hiệu:

    – Data – Đường truyền dữ liệu

    – Clock – Xung Clock

    Ngoài ra cổng PS/2 có chân Vcc 5V – chân nguồn cung cấp 5V và chân GND là chân Mas

    PS/2 (Port Serial – cổng truyền dữ liệu tuần tự)

    – Đường 5V ra cổng PS/2 thường đi qua cầu chì để bảo vệ khi bàn phím hoặc chuột bị chập.

    – Trình điều khiển bàn phím do BIOS quản lý, còn trình điều khiển của
    Chuột do Windows quản lý.

  2. Cổng PS/2 trên Mainboard Intel
    key-mouse2

    – KDAT – Keyboard Data – Dữ liệu ra bàn phím

    – KCLK – Keyboard – Xung Clock ra bàn phím

    – MDAT – Mouse Data – Dữ liệu ra chuột

    – MCLK – Mouse – Xung Clock ra chuột

    – F2 – Là cầu chì

    – Các cuộn dây lọc nhiễu L1, L2, L3, L4, L5, L6, L7

3 – Các bước kiểm tra sửa chữa

  1. Bước 1 – Đo kiểm tra điện áp ở chân PS/2
    dodienap

    Chân PS/2 ở phía sau
    mạch in có toạ độ chân như trên

    – Chỉnh đồng hồ ở thang 10V DC

    – Đo vào chân PS/2 như hình trên (đo khi Mainboard đang được cấp
    nguồn)

    – Nếu có điện áp 5V là chân PS/2 đã có nguồn cấp

    – Nếu mất điện áp là chân PS/2 không có nguồn cấp.

  2. Bước 2 – Sửa chữa nếu đo thấy chân PS/2 mất nguồn 5Vcauchi

    – Bạn hãy quan sát kỹ phía sau các cổng xem có các cầu chì (có ký hiệu là chữ F1, F2 …)

    – Đo các cầu chì này phải có điện trở bằng 0 Ω

    – Nếu như linh kiện có ký hiệu F (cầu chì) có trở kháng > 0 Ω thì cầu chì đó bị đứt

    => Bạn hãy đấu tắt cầu chì F (nếu đứt) bằng một sợi dây đồng nhỏ, sau đó kiểm tra lại điện áp ở cổng PS/2

  3. Bước 3 – Hàn lại hoặc thay IC – SIO– Nếu bạn kiểm tra điện áp chân PS/2 mà vẫn có 5V thì bạn hãy khò lại chân IC- SIO- Khò lại mà không có kết quả thì bạn cần thay thử IC- SIO
  4. Bước 4 – Nạp lại chương trình BIOS– Nếu bạn đã thực hiện qua các bước 1, 2, 3 ở trên mà không có kết quả thì bạn hãy nạp lại chương trình BIOS

Bệnh – Máy không nhận chuột.

  • Nguyên nhân hư hỏng và các bước kiểm tra sửa chữa hoàn toàn tương tự như bệnh Máy không nhận bàn phím
  • Riêng bước 4 – thay vì bạn nạp lại BIOS thì bạn hãy cài lại Windows, bởi vì chuột là do Windows điều khiển.

Bệnh – Máy không nhận cổng USB.

1 – Nguyên nhân hư hỏng.

  1. Do mất điện áp 5V cấp ra chân USB
  2. Do bong chân Chipset nam hoặc hỏng Chipset nam
  3. Do USB không có trình điều khiển.- Hầu hết USB đều được Windows XP tự nhận, nhưng trên các hệ điều hành phiên bản thấp chúng không tự nhận cổng USB, kho đó bạn cần phải cài đặt Drive cho USB.
  4. Do lỗi Windows hoặc Windows bị nhiễm Virus

2 – Phân tích nguyên lý mạch

  1. Sơ đồ nguyên lý mạch.usb1

    – DAT A – – Data – Dữ liệu ra bàn phím

    – DATA + – Dữ liệu + Dữ liệu ra bàn phím

    -F – Cầu chì bảo vệ

    port

    Các cổng USB

  2. Mạch điều khiển cổng USB trên Mainboard Intel
    usb2

3 – Các bước kiểm tra sửa chữa

  1. Bước 1 – Đo kiểm tra điện áp 5V ra chân USB– Cách đo tương tự như đo điện áp ra chân bàn phím trên cổng PS/2- Nếu mất điện áp trên cổng USB => bạn cần kiểm tra các cầu chì đứng sau các cổng USB (cầu chì có chữ F1, F2…)- Đấu tắt cầu chì nếu đứt
  2. Cài Drive cho USB nếu như cắm USB vào, thấy Windows có nhận được USB nhưng bạn không sử dụng được.
  3. Cài lại Windows phiên bản cao hơn (Ví dụ Win XP SP2 thì nhận được hầu
    hết các USB trong khi Win XP SP1 không nhận được một số USB)
  4. Khò lại chân Chipset nam (nếu cắm USB vào nhưng Windows không nhận, trong khi Windows đã tốt và đã có điện áp cấp ra chân USB)

Nguồn: hocnghe.com.vn

Read Full Post »

Theo một thống kê tôi không nhớ đã đọc ở đâu đó thì mouse là thiết bị IT được sờ đến nhiều nhất. Vì vậy mà việc mouse gặp trục trặc là chuyện không hiếm.

1. Chạy không ngon, hơi sượng sượng:
– Đối với loại xài bi: do các trục lăn bi bị bám bụi bẩn <– vệ sinh. Lỗi này thường thấy nhất.
– Đối với loại quang: có lẽ do bạn quen xài loại bi nên không lưu ý đến tấm lót chuột (loại quang xài riêng) hoặc ko có thì tốt nhất nên lót một tờ giấy trắng.

2. Nút nhấn không ăn: <– thay nút

3. Không chạy lên xuống hoặc không chạy qua lại được:
– Đứt dây, mở nắm ra cắt bớt một đoạn gần mouse nối lại.
– Loại dùng bị có khi bị tiếp xúc không tốt -> bi không lăn.

4. Không chạy:
– Đứt dây hoặc die luôn rồi.

Lê Quang Vinh

Read Full Post »