Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Tự học’

1 – Vị trí của mạch nguồn chính.

  • Nguồn chính nằm ở đâu ?
    – Nếu loại trừ mạch lọc nhiễu, mạch chỉnh lưu và nguồn cấp trước (Stanby) ra thì nguồn chính là toàn bộ phần còn lại của bộ nguồn ATX

    psu1

  • Nguồn chính có các mạch cơ bản như:
    – Mạch tạo dao động. (sử dụng IC tạo dao động)
    – Biến áp đảo pha đưa các tín hiệu dao động đến điều khiển các đèn công suất.
    – Các đèn khuếch đại công suất.
    – Biến áp chính (lấy ra điện áp thứ cấp)
    – Các đi ốt chỉnh lưu đầu ra
    – Mạch lọc điện áp ra
    – Mạch bảo vệ

    nguonchinh2

  • Các điện áp ra của nguồn chính:
    – Điện áp + 12V (đưa ra qua các dây mầu vàng)
    – Điện áp + 5V (đưa ra qua các dây mầu đỏ)
    – Điện áp + 3,3V (đưa ra qua các dây mầu cam)
    – Điện áp – 12V (đưa ra dây mầu xanh lơ)
    – Điện áp – 5V (đưa ra mầu xanh tắng)
  • Sơ đồ nguyên lý chung của nguồn chính
    pow_mainNguyên lý
  • Khi cắm điện AC 220V, điện mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho nguồn cấp trước và mạch công suất của nguồn chính.
  • Nguồn cấp trước (Stanby) hoạt động và cung cấp điện áp 12V cho IC dao động, đồng thời cung cấp điện áp 5V STB cho mạch khởi động trên Mainboard.
  • Khi có lệnh P.ON (ở mức thấp) đưa tới điều khiển cho IC dao động hoạt động, IC dao động tạo ra hai tín hiệu dao động ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn đảo pha rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
  • Khi các đèn công suất hoạt động sẽ tạo ra điện áp xung ở điểm giữa, điện áp này được đưa qua biến áp chính rồi thoát qua tụ gốm về điểm giữa của hai tụ lọc nguồn.
  • Các điện áp thứ cấp được lấy ra từ biến áp chính được chỉnh lưu và lọc thành điện áp DC bằng phẳng cung cấp cho Mainboard.
  • Lệnh điều khiển nguồn chính: (Chân P.ON đưa qua dây mầu xanh lá cây từ Mainboard lên)
    – Lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên theo dây mầu xanh lá cây là lệnh điều khiển nguồn chính hoạt động.
    – Khi chân lệnh P.ON = 0V là nguồn chính chạy, khi chân P.ON = 3 đến 5V là nguồn chính tắt
  • Tín hiệu bảo vệ Mainboard (Chân P.G đi qua dây mầu xám xuống Mainboard)
    – Từ nguồn chính luôn luôn có một chân báo xuống Mainboard để cho biết tình trạng nguồn có hoạt động bình thường không, đó là chân P.G (Power Good), khi chân này có điện áp từ 3 đến 5V là nguồn chính bình thường, nếu chân P.G có điện áp = 0V là nguồn chính đang có sự cố.
  • Điện áp cung cấp cho nguồn chính hoạt động.
    – Điện áp cung cấp cho mạch công suất là điện áp 300V DC từ bên sơ cấp.
    – Điện áp cấp cho mạch dao động và mạch bảo vệ là điện áp 12V DC lấy từ thứ cấp của nguồn Stanby.
  • Nhận biết các linh kiện trên vỉ nguồn:
    – Đi ốt chỉnh lưu điện áp đầu ra là đi ốt kép có 3 chân trống giống đèn công suất.
    – Các cuộn dây hình xuyến gồm các dây đồng quấn trên lõi ferit có tác dụng lọc nhiễu cao tần.
    – Các tụ lọc đầu ra thường đứng cạnh bối dây nguồn.
    – IC tạo dao động – Thường có số là: AZ750 hoặc TL494
    – IC bảo vệ nguồn – thường dùng IC có số là LM339
    vinguon_atx2

    – Biến áp chính luôn luôn là biến áp to nhất mạch nguồn
    – Biến áp đảo pha là biến áp nhỏ và luôn luôn đứng giữa ba biến áp
    – Hai đèn công suất của nguồn chính thường đứng về phía các đèn công suất

    vimay-atx

2 – Nguyên lý hoạt động của nguồn chính.

  • Khi cắm điện
    – Khi bạn cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho mạch công suất của nguồn chính, đồng thời nguồn Stanby hoạt động sẽ cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn chính, tuy nhiên nguồn chính chưa hoạt động và đang ở trạng thái chờ, nguồn chính chỉ hoạt động khi có lệnh P.ON
  • Khi bấm công tắc của máy tính (hoặc chập chân P.ON xuống mass)
    – Khi chân P.ON được đấu mass, lệnh mở nguồn chính được bật, lệnh P.ON đi qua mạch bảo vệ rồi đưa vào điều khiển IC dao động hoạt động.
    – IC dao động hoạt động và tạo ra hai xung điện ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn bán dẫn rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
    – Hai đèn công suất hoạt động ngắt mở theo nguyên tắc đẩy kéo, tạo ra điện áp xung tại điểm giữa, sau đó người ta sử dụng điện áp này đưa qua biến áp chính, đầu kia của biến áp được thoát qua tụ gốm về điểm giữa của tụ hoá lọc nguồn chính.

    hoatdong

    Khi chập chân số 4 của IC dao động (494) xuống mass, IC sẽ hoạt động và cho ra hai xung điện tại các chân 8 và 11, sau đó được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi chuyền qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất, các đèn công suất hoạt động ngắt mở luân phiên để tạo ra điện áp xung ở điểm giữa

3 – Các IC thường gặp trên bộ nguồn ATX

  1. IC tạo dao động họ 494 (tương đương với IC họ 7500)

    Ví dụ TL494, UTC51494


    IC TL 494 có 16 chân, chân số 1 có dấu chấm, đếm ngược chiều kim đồng hồ


    sodokhoi-ic

    Sơ đồ khối bên trong IC – TL 494

  2. Chân 1 và chân 2 – Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.
  3. Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này
  4. Chân 4 – Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.
  5. Chân 5 và 6 – là hai chân của mạch tạo dao động
  6. Chân 7 – nối mass
  7. Chân 8 – Chân dao động ra
  8. Chân 9 – Nối mass
  9. Chân 10 – Nối mass
  10. Chân 11 – Chân dao động ra
  11. Chân 12 – Nguồn Vcc 12V
  12. Chân 13 – Được nối với áp chuẩn 5V
  13. Chân 14 – Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V
  14. Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp
  15. Sơ đồ chân của IC TL 494

  16. IC tạo dao động họ 7500 (tương đương với IC họ 494 )
    Hình dáng của hai loại IC tạo dao động họ 7500

    sodokhoi-ic-7500

    Sơ đồ khối IC – AZ 7500

    Sơ đồ khối của IC dao động họ 7500 hoàn toàn tương tự với IC dao động họ 494
    Hai IC này AZ7500 (họ 7500) và TL 494 (họ 494) ta có thể thay thế được cho nhau

    • Chân 1 và chân 2 – Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.
    • Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này
    • Chân 4 – Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.
    • Chân 5 và 6 – là hai chân của mạch tạo dao động
    • Chân 7 – nối mass
    • Chân 8 – Chân dao động ra
    • Chân 9 – Nối mass
    • Chân 10 – Nối mass
    • Chân 11 – Chân dao động ra
    • Chân 12 – Nguồn Vcc 12V
    • Chân 13 – Được nối với áp chuẩn 5V
    • Chân 14 – Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V
    • Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp

    Sơ đồ chân IC – AZ 7500 tương tự IC – TL494

  17. IC khuếch đại thuật toán LM339 trong mạch bảo vệ.

    IC LM339 được sử dụng trong mạch bảo vệ của nguồn ATX

    Mạch so sánh sử dụng phần tử khuếch đại thuật toán (trong IC – LM339)

    lm339-2
    • Khi cho một điện áp chuẩn (Vref) để gim cố định một đầu vào dương(+) của IC thuật toán, nếu ta cho điện áp cần so sánh vào đầu âm (-) thì điện áp đầu ra thu được sẽ nghịch đảo vời tín hiệu đầu vào.
      – Nếu Vin tăng thì Vout sẽ giảm
      – Nếu Vin giảm thì Vout sẽ tăng
    lm339-21
    • Nếu gim đầu vào âm (-) của IC thuật toán và cho tín hiệu thay đổi vào đầu dương thì ta thu được điện áp ra tỷ lẹ thuận với tín hiệu vào.
      – Nếu Vin tăng thì Vout cũng tăng
      – Nếu Vin giảm thì Vout cũng giảm

4 – Giải đáp câu hỏi thường gặp

  1. Câu hỏi 1 – Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt nguồn chính với nguồn cấp trước.Trả lời:
    – Trong bộ nguồn ATX thường có 3 biến áp trong đó có một biến áp lớn và hai biến áp nhỏ, nguồn chính có một biến áp lớn và một biến áp nhỏ đứng ở giữa, còn biến áp nhỏ đứng bên cạnh là của nguồn cấp trước.
    – Đèn công suất thì nguồn chính luôn luôn có hai đèn công suất, hai đèn này thường giống hệt nhau và cùng chủng loại, công suất của nguồn chính chỉ sử dụng loại đèn B-C-E, vị trí hai đèn này đứng về phía biến áp lớn.
    – Nguồn cấp trước chỉ có một đèn công suất, nó có thể là đèn B-C-E cũng có thể là đèn D-S-G (Mosfet)
    – Các đèn công suất của nguồn chính và nguồn cấp trước luôn luôn đứng về phía các tụ lọc nguồn chính, các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra của nguồn chính cũng có 3 chân nhưng đứng về phía thứ cấp và có ký hiệu hình đi ốt trên thân.
  2. Câu hỏi 2 – Thời điểm hoạt động của hai mạch nguồn có khác nhau không ?Trả lời:
    – Khi ta cắm điện cho bộ nguồn là nguồn cấp trước hoạt động ngay, trong khi đó nguồn chính chưa hoạt động.
    – Nguồn chính chỉ hoạt động khi chân lệnh P.ON giảm xuống 0V (hoặc ta chập chân P.ON mầu xanh vào mass – tức chập vào dây đen)
  3. Câu hỏi 3 – Nguồn cấp trước có khi nào sử dụng IC để dao động không ? Trả lời:
    – Có rất ít nguồn sử dụng IC để dao động cho nguồn cấp trước, bởi vì nguồn cấp trước có công suất tiêu thụ nhỏ nên người ta thường thiết kế chúng rất đơn giản, tuy nhiên vẫn có loại nguồn sử dụng cặp IC dao động và đèn Mosfet như sơ đồ dưới đây:

    nguon-stanby

  4. Câu hỏi 4 – Nguồn chính thường sử dụng những IC dao động loại gì ? Trả lời:
    – Nguồn chính thường sử dụng hai loại IC dao động là
    IC họ 494 ví dụ TL 494, KA494, TDA494 v v…
    và IC họ 7500 ví dụ AZ7500, K7500
    Hai loại IC trên có thể thay thế được cho nhau (ví dụ nguồn của bạn chạy IC – AZ 7500 bạn có thể thay bằng IC- TL494

    – Ngoài ra nguồn chính còn sử dụng một số dòng IC khác như SG6105 , ML4824 v v…

  5. Câu hỏi 5 – Trong bộ nguồn thường thấy có IC so quang, nó thuộc của nguồn chính hay nguồn cấp trước.

    Trả lời:

    – Các nguồn chính thông thường (có hai đèn công suất) chúng không dùng IC so quang
    – Trên các nguồn chính của máy đồng bộ như nguồn máy IBM hay Dell thì có sử dụng IC so quang, trên các bộ nguồn đó người ta sử dụng cặp IC – KA3842 hoặc KA-3843 kết hợp với một đèn công suất là Mosfet.
    – Trên bộ nguồn thông thường thì IC so quang của của mạch nguồn cấp trước.
  6. Câu hỏi 6 – Các cuộn dây hình xuyến ở đầu ra của nguồn chính sau các đi ốt chỉnh lưu có tác dụng gì ?

    Trả lời:


    – Tần số hoạt động của bộ nguồn rất cao, sau khi chỉnh lưu loại bỏ pha âm nhưng thành phần xung nhọn của điện áp vẫn còn, người ta sử dụng các cuộn dây để làm bẫy chặn lại các xung điện này không để chúng đưa xuống Mainboard có thể làm hỏng linh kiện hoặc làm sai dữ liệu.

  7. Câu hỏi 7 – Trên các đầu dây ra của nguồn ATX, thấy có rất nhiều sợi dây có chung mầu và chung điện áp, thậm chí chúng còn được hàn ra từ một điểm, vậy tại sao người ta không làm một sợi cho gọn ? Trả lời:
    – Trên các nguồn mới hiện nay có tới 4 sợi dây mầu cam, 5 sợi dây mầu đỏ và 2 sợi dây mầu vàng cùng đưa đến rắc 24 chân.
    – Các dây mầu cam đều lấy chung một nguồn 3,3V
    – Các dây mầu đỏ đều lấy chung một nguồn 5V
    – Các dây mầu vàng đều lấy chung một nguồn 12V
    * Sở dĩ người ta thiết kế nhiều sợi dây là để tăng dòng điện và tăng diện tích tiếp xúc, nếu có một rắc nào đó tiếp xúc chập chờn thì máy vẫn có thể hoạt động được, giảm thiểu các Pan bệnh do lỗi tiếp xúc gây ra, ngoài ra nó còn có tác dụng triệt tiêu từ trường do dòng điện DC chạy qua một dây dẫn sinh ra (ví dụ một sợi dây có dòng điện một chiều tương đối lớn chạy qua thì chúng biến thành một sợi nam châm và bị các vật bằng sắt hút)
  8. Làm thế nào thể kiểm tra được bộ nguồn ATX có chạy hay không khi chưa tháo vỏ ra ?Trả lời:
    Bạn có thể tiến hành kiểm tra sơ bộ xem nguồn của bạn có còn hoạt động hay không bằng các bước sau:
    – Cấp điện AC 220V cho bộ nguồn

    capdien

    Cấp điện cho bộ nguồn

    – Dùng một sợi dây điện chập chân mầu xanh lá cây vào chân mầu đen
    – Sau đó quan sát xem quạt trong bộ nguồn có quay không ?
    => Nếu quạt quay tít là nguồn đã chạy.
    => Nếu quạt không quay hoặc quay rồi ngắt là nguồn hỏng

    Chập chân P.ON (mầu xanh lá cây) xuống Mass

Nguồn: hocnghe.com.vn

Read Full Post »

Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu điện áp AC 220V thành DC 300V
1 – Mach lọc nhiễu và chỉnh lưu điện áp AC 220V thành DC 300V

  • Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu điện áp 220V AC thành 300V DC

    Chú thích sơ đồ trên:
    – Tụ CX, cuộn dây L và các tụ CY có chức năng lọc nhiễu cao tần bám theo đường điện AC 220V
    – Công tắc tắt mở điện áp chính trên bộ nguồn (S1.1 và S1.2)
    – F1 là cầu chì bảo vệ trong trường hợp bị chập tải 300V DC hoặc chập các đi ốt chỉnh lưu
    – TR1 là điện trở hạn dòng, hạn chế bớt dòng điện nạp vào tụ khi mới cắm điện
    – Tụ C46, cuộn dây L1 và tụ C27A có chức năng lọc nhiễu cao tần bám theo đường dây điện AC220V, đây là mạch lọc thứ hai nhằm lọc triệt để nhiễu không cho lọt vào trong bộ nguồn.
    – Cầu đi ốt chỉnh lưu D1 có chức năng đổi điện AC thành DC, tuy nhiên nếu chưa có tụ lọc thì điện DC có dạng nhấp nhô.
    – Tụ C3 và C4 mắc nối tiếp để lọc cho điện áp DC bằng phẳng, đồng thời người ta sử dụng hai tụ hoá mắc nối tiếp để có thể nhân đôi điện áp DC khi đầu vào sử dụng điện áp 110V DC, để nhân đôi điện áp DC người ta chỉ cần đấu chập một đầu điện áp AC vào điểm giữa của hai tụ lọc (ở trên người ta dùng công tắc 115/230V)
    – Hai điện trở R3 và R4 đều có trị số là 330K có tác dụng giữ cho điện áp rơi trên hai tụ hoá được cân bằng, mỗi tụ có điện áp là 150V.

    Các linh kiện của mạch lọc nhiễu và mạch chỉnh lưu AC – DC trên sơ đồ nguyên lý và trên vỉ máy

2 – Giải đáp những câu hỏi liên quan đến mạch lọc nhiễu và mạch chỉnh lưu.

  1. Câu hỏi 1 – Mạch lọc nhiễu có quan trọng không, vì sao một số nguồn chúng bị đấu tắt ?Trả lời:
    – Mạch lọc nhiễu là mạch lọc bỏ can nhiễu bám theo đường điện AC, từ đó làm tăng chất lượng của bộ nguồn, nhưng mạch lọc nhiễu không tham gia vào hoạt động của nguồn, trên các bộ nguồn chất lượng thấp thì mạch lọc nhiễu thường bị đấu tắt.
    – Trên các bộ nguồn chất lượng cao thường có mạch lọc nhiễu, tuy nhiên bạn có thể bỏ đi và đấu tắt mà nguồn vẫn hoạt động được.
    – Mạch lọc nhiễu còn có tác dụng chống xung điện do sét đánh vào đường điện lưới, không để chúng lọt vào trong làm hỏng linh kiện.

  2. Câu hỏi 2 – Cầu chì AC có tác dụng gì. tại sao nguồn của tôi đứt cầu chì thì thường bên trong nguồn có linh kiện bị hỏng, bị chập, vậy nó bảo vệ cái gì ?

    Trả lời:
    – Cầu chì nó đứt khi có hiện tượng quá dòng chứ không phải quá áp, ví dụ cầu chì ghi là F5A-250V nghĩa là nó chỉ chịu được dòng tối đa là 5A.
    – Hiện tượng cầu chì bị đứt hay nổ là do dòng điện đi qua nó lớn hơn dòng điện cực đại mà nó chịu được, trường hợp này thường do chập các phụ tải phía sau.
    – Cầu chì chỉ có tác dụng bảo vệ các linh kiện khác và mạch không bị chập cháy dây truyền khi trên mạch đang có một linh kiện bị chập, nó không có tác dụng bảo vệ cho bộ nguồn không bị hỏng, vì vậy khi thấy cầu chì đứt đồng nghĩa với việc là trên bộ nguồn đang có linh kiện bị chập.
    – Khi đứt cầu chì, nếu bạn thay bằng một sợi dây đồng to nó sẽ mất tác dụng bảo vệ nguồn khi có sảy ra chạm chập, giả sử bạn đấu tắt cầu chì bằng một sợi dây đồng to, khi đó nếu nguồn bình thường thì không sao nhưng nếu sảy ra chập phụ tải 300V (ví dụ trường hợp chập các đèn công suất) thì các linh kiện như đi ốt chỉnh lưu, các cuộn dây lọc nhiễu và mạch in sẽ bị cháy thành than.

  3. Câu hỏi 3 – Điện trở hạn dòng ở gần các đi ốt chỉnh lưu có tác dụng gì, khi nó hỏng có thể đấu tắt được không, có thể thay bằng một điện trở khác được không ?Trả lời:
  4. Điện trở hạn dòng (TR1) là một biến trở nhiệt, nó có
    tác dụng hạn chế bớt dòng điện nạp vào các tụ lọc,
    ngoài ra nó còn có tác dụng như một cầu chì thứ 2
  5. Bạn không nên đấu tắt điện trở hạn dòng khi chúng bị
    đứt, vì nếu bạn đấu tắt điện trở này thì cầu chì sẽ đứt
    liên tục bởi dòng nạp vào tụ quá tải.
  6. Bạn có thể thay bằng một điện trở sứ có công suất
    khoảng 10W/2,2 Ω , tuy nhiên tốt nhất là bạn kiếm
    được một điện trở ở vị trí tương đương lấy từ một bộ
    nguồn khác.
  7. Câu hỏi 4 – Các đi ốt ở mạch chỉnh lưu cầu có hay bị hỏng không, khi hỏng chúng gây ra hiện tượng gì, nguyên nhân nào làm cho các đi ốt này bị hỏng ?Trả lời
    – Các đi ốt trong mạch chỉnh lưu cầu tự nhiên ít khi chúng bị hỏng, chúng chỉ hỏng khi điện áp 300V DC bị chập, khi đó dòng qua đi ốt tăng cao làm cho đi ốt bị chập hoặc đứt.

    – Điện áp AC 220V đầu vào có hai cực, một cực tiếp đất có giá trị 0V, cực kia có hai pha âm và dương đảo chiều liên tục.
    – Khi cực trên có pha dương, dòng điện sẽ đi từ +220V qua đi ốt D2 => qua R tải => qua D4 rồi trở về 0V
    – Khi cực trên có pha âm, dòng điện đi từ 0V đi qua đi ốt D3 => qua R tải => qua D1 rồi trở về điện áp -220V
    => Trong mỗi pha điện chỉ có hai đi ốt mắc đối xứng hoạt động, hai đi ốt kia tạm thời tắt.

    – Nếu một đi ốt bất kỳ bị đứt hoặc có hai đi ốt đối diện bị đứt thì điện áp đầu ra có dạng nhấp nhô thưa cách quãng, lúc này nguồn vẫn hoạt động nhưng khi cấp điện cho Mainboard thì nó làm cho máy tính khởi động lại liên tục do chất lượng của điện DC không được lọc bằng phẳng.

    – Nếu có hai đi ốt liên tiếp đứng cạnh nhau bị đứt thì điện áp ra sau cầu chỉnh lưu sẽ bằng 0V và nguồn ATX sẽ không hoạt động
    Chỉ cần một đi ốt bị chập là sẽ gây ra chập nguồn đầu vào và sẽ nổ cầu chì hoặc đứt R hạn dòng ngay
    Giả sử đi ốt D3 bị chập, ở chu kỳ dương, dòng điện đi từ +220V => đi qua D2 nhưng không đi qua R tải mà đi thẳng qua D3
    đang chập để về 0V, đây là dòng chập mạch và nó sẽ gây nổ cầu chì .

    * Nguyên nhân hỏng đi ốt thường do dòng đi qua đi ốt quá lớn như trong các trường hợp nguồn bị chập các đèn công suất

  8. Câu hỏi 5 – Vì sao nguồn ATX phải sử dụng hai tụ lọc mắc nối tiếp, khi hỏng các tụ lọc này thì sinh ra hiện tượng gì và khi thay thế thì cần lưu ý điều gì ?Trả lời

    * Người ta sử dụng hai tụ lọc mắc nối tiếp để lọc điện áp DC 300V đầu ra với hai mục đích.
    – Có thể sử dụng mạch làm mạch chỉnh lưu nhân đôi khi ta chập một đầu AC vào điểm giữa của hai tụ lọc, khi đó ta cắm điện áp đầu vào 110V AC nhưng đầu ra sau cầu đi ốt ta vẫn thu được 300V DC
    – Tạo ra điện áp cân bằng 150V ở điểm giữa của hai tụ lọc, điện áp này sẽ được đấu vào một đầu của biến áp chính của bộ nguồn.

    * Khi hỏng tụ thì sinh ra hiện tượng gì ?
    – Nếu bị hỏng một tụ (tụ bị khô hoặc phồng lưng), khi đó điện dung bị giảm và kết quả là sụt áp trên tụ đó sẽ giảm.
    Giả sử tụ C1 ở sơ đồ trên bị hỏng, khi đó sụt áp trên tụ C1 sẽ giảm < 150V, làm cho điện áp ở điểm giữa của hai tụ lọc bị lệch.
    – Nếu hỏng cả hai tụ thì điện áp trên cả hai tụ đều bị giảm < 150V và kết quả là điện áp ra sẽ giảm < 300V DC, và điện áp này bị nhiễm xoay chiều, hiện tượng này có thể gây ra nguồn có tiếng rít nhẹ, khi có tải thì nguồn tự ngắt do không đủ dòng cung cấp cho Mainboard.

    * Lưu ý: Trong các trường hợp làm cho điện áp điểm giữa của hai tụ lọc bị lệch, khi đó nguồn có thể bị hỏng các đèn công suất của nguồn chính.

    * Khi thay thế tụ lọc – khi thay thế các tụ lọc của nguồn chính, bạn cần lưu ý các điểm sau:
    – Phải thay tụ có điện áp bằng hoặc cao hơn 200V , không được thay tụ có điện áp < 200V
    – Về điện dung thì cũng phải thay bằng hoặc cao hơn tụ cũ
    – Hai tụ phải luôn luôn có điện dung và điện áp bằng nhau
    – Tuyệt đối không được hàn ngược chiều âm dương của tụ lọc, khi đó tụ sẽ bị nổ rất nguy hiểm.

  9. Câu hỏi 6 – Hai điện trở đấu song song với hai tụ lọc có tác dụng gì, khi hỏng sẽ gây hiện tượng gì, khi thay thế cần lưu ý điều gì ?

    Trả lời

    – Hai điện trở song song với hai tụ lọc có tác dụng giữ cho điện áp ở điểm giữa hai tụ được cân bằng, hai điện trở này phải có trị số bằng nhau.
    – Nếu một trong hai điện trở này bị đứt, điện áp ở điểm giữa của hai tụ lọc sẽ bị lệch, khi đó sẽ rất nguy hiểm cho các đèn công suất của nguồn chính.
    – Nếu điện trở nào bị đứt thì điện áp rơi trên tụ lọc song song với điện trở đó sẽ tăng lên và điện áp rơi trên tụ kia sẽ giảm xuống.

    Nếu một điện trở bị đứt thì điện áp ở điểm giữa hai tụ sẽ bị lệch, điều này sẽ gây nguy
    hiểm cho hai đèn công suất của nguồn chính

    Lưu ý : công tắc 110V/220V khi đóng sẽ nhân đôi điện áp ở đầu ra, vì vậy nếu bạn cắm vào 220V AC nhưng lại đóng công tắc thì điện áp ra sau cầu đi ốt sẽ là 600V DC, công tắc này chỉ đóng khi đầu vào cắm điện 110V AC

3 – Sửa chữa mạch chỉnh lưu điện AC 220V thành DC 300V

  1. Chức năng của mạch chỉnh lưu là để tạo ra điện áp 300V DC bằng phẳng và cho điện áp ở điểm giữa của hai tụ lọc được cân bằng (= 150V)
    – Phụ tải của mạch chỉnh lưu là đèn công suất của nguồn cấp trước và hai đèn công suất của nguồn chính.
    – Khi đèn công suất của nguồn cấp trước hoặc hai đèn công suất của nguồn chính bị chập thì sẽ chập phụ tải 300V DC.
    => Khi chập tải 300V DC nguồn sẽ bị nổ cầu chì và có thể gây hỏng các đi ốt chính lưu.


    Các phụ tải của mạch chỉnh lưu

    Trước khi sửa mạch chỉnh lưu, bạn cần kiểm tra và loại trừ trường hợp chập các đèn công
    suất (các đèn Q1, Q2 và Q3) hoặc tạm thời tháo các đèn công suất này ra ngoài (nếu chập)

  2. Bệnh 1 – Mất điện áp DC 300V Nguyên nhân:
    – Do chập một trong các đèn công suất
    – Do đứt cầu chì
    – Do đứt điện trở hạn dòng
    – Do đứt các đi ốt chỉnh lưu

    Kiểm tra:
    – Bạn cần kiểm tra các đèn công suất trước, nếu chập thì tạm thời tháo ra ngoài để xử lý sau.

    – Kiểm tra cầu đi ốt nếu thấy đi ốt đứt thì cần thay thế ngay, bạn cần thay đi ốt đủ dòng hoặc kích thước tương đương.

    Xem lại bài học về đi ốt
    Kết quả đo như trên là đi ốt bình thường
    Đo đi ốt – để đồng hồ ở thang X1Ω , đo vào hai đầu đi ốt phải có một chiều lên kim, một chiều không lên kim.
    – Nếu cả hai chiều đo thấy không lên kim là đi ốt đứt
    – Nếu cả hai chiều đo thấy lên hết thang đo (tức R = 0 là đi ốt chập)

    – Kiểm tra và thay cầu chì (nếu thấy đứt)

    – Kiểm tra và thay điện trở hạn dòng (nếu thấy đứt)

    * Sau khi sửa xong, cấp điện cho bộ nguồn và bạn kiểm tra điện áp một chiều trên các tụ lọc nguồn chính, nếu có 150V trên mỗi tụ là mạch đã hoạt động tốt.

  3. Bệnh 2 – Điện áp ở điểm giữa của hai tụ bị lệch. (hay điện áp trên các tụ lọc > 150V hoặc < 150V)Nguyên nhân
    – Do đứt một trong các điện trở đấu song song với tụ lọc
    – Do hỏng một trong hai tụ lọc

    Kiểm tra
    – Bạn cần kiểm tra kỹ các điện trở đấu song song với các tụ hoá lọc nguồn chính xem chúng có bị đứt không ?
    – Bạn cần kiểm tra các tụ hóa xem có bị phồng lưng hoặc bị giảm điện dung không (để đo chất lượng của tụ, bạn hãy đo sự phóng nạp so với một tụ tốt có cùng điện dung, tụ mà phóng nạp mạnh là tụ tốt)

    Hệ quả
    – Nếu nguồn của bạn bị lệch điện áp ở điểm giữa của hai tụ lọc, sau một thời gian hoạt động nó sẽ làm hỏng các đèn công suất của nguồn chính hoặc làm cho nguồn không đáp ứng đủ dòng điện cho Mainboard, kết quả là làm cho Mainboard khởi động lại liên tục.


    Khi hỏng R2, R3 hoặc C1 hoặc C2 khi đó điện áp ở điểm giữa bị lệch, điều này có thể làm
    cho các đèn công suất của nguồn chính bị hỏng (thường là bị chập)

  4. Bệnh 3 – Điện áp DC 300V bị giảm.Nguyên nhân
    – Nguyên nhân làm cho điện áp đầu ra bị giảm là do bị hỏng một hoặc hỏng cả hai tụ lọc nguồn chính

    Kiểm tra
    – Bạn hãy tháo các tụ lọc nguồn chính ra ngoài, để thang x 1Ω và đo sự phóng nạp của tụ rồi so sánh với một tụ còn tốt có cùng điện dung, nếu tụ cần kiểm tra mà phóng nạp yếu hơn là chúng bị hỏng.

    Xem lại bài học về tụ điện

    Hệ quả khi hỏng các tụ lọc
    – Khi hỏng các tụ lọc, điện áp DC 300V sẽ giảm thấp đồng thời có gợn xoay chiều, dẫn đến hiện tượng nguồn có tiếng kêu nhẹ và không hoạt động được khi có phụ tải, khi thử ở ngoài (không gắn vào Mainboard) thì quạt nguồn vẫn quay nhưng khi cấp điện cho Mainboard thì nguồn hoạt động rồi ngắt sau khi bật công tắc hoặc làm cho Mainboard khởi động lại liên tục.

Read Full Post »

Phân tích sơ đồ khối của nguồn ATX

sodokhoi

Sơ đồ khối của nguồn ATX

Sơ đồ khối của nguồn ATX được chia làm 4 nhóm chính

Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu
– Mạch lọc nhiễu – Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện AC 220V, không để chúng lọt vào trong bộ nguồn và máy tính gây hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình, các nhiễu này có thể là sấm sét, nhiễu công nghiệp v v…
– Mạch chỉnh lưu – Có chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều, sau đó điện áp một chiều sẽ được các tụ lọc, lọc thành điện áp bằng phẳng.Nguồn cấp trước (Stanby)
– Nguồn cấp trước có chức năng tạo ra điện áp 5V STB (điện áp cấp trước) để cung cấp cho mạch khởi động trên Mainboard và cung cấp 12V cho mạch dao động của nguồn chính.
– Nguồn cấp trước hoạt động ngay khi ta cấp điện cho bộ nguồn và nó sẽ hoạt động suốt ngày nếu ta không rút điện ra khỏi ổ cắm.
– Ở trên Mainboard, điện áp 5V STB cấp trước đi cấp trực tiếp cho các IC-SIO và Chipset nam.
– Trên bộ nguồn, IC dao động của nguồn chính cũng được cấp điện áp thường xuyên khi nguồn Stanby hoạt động, nhưng IC dao động chỉ hoạt động khi lệnh P.ON có mức logic thấp (=0V)

Nguồn chính (Main Power)
– Nguồn chính có chức năng tạo ra các mức điện áp chính cung cấp cho Mainboard đó là các điện áp 12V, 5V và 3,3V, các điện áp này cho dòng rất lớn để có thể đáp ứng được toàn bộ hoạt động của Mainboard và các thiết bị ngoại vi gắn trên máy tính, ngoài ra nguồn chính còn cung cấp hai mức nguồn âm là -12V và -5V, hai điện áp âm thường chỉ cung cấp cho các mạch phụ.

Mạch bảo vệ (Protech)
– Mạch bảo vệ có chức năng bảo vệ cho nguồn chính không bị hư hỏng khi phụ tải bị chập hoặc bảo vệ Mainboard khi nguồn chính có dấu hiệu đưa ra điện áp quá cao vượt ngưỡng cho phép.
– Lệnh P.ON thường đi qua mạch bảo vệ trước khi nó được đưa tới điều khiển IC dao động, khi có hiện tượng quá dòng (như lúc chập phụ tải) hoặc quá áp (do nguồn đưa ra điện áp quá cao) khi đó mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt lênh P.ON và IC dao động sẽ tạm ngưng hoạt động.

sodokhoi2

Bốn nhóm chính của bộ nguồn ATX (trong các đường đứt nét)

Bạn kích vào các mạch của sơ đồ dưới đây để xem chú thích chi tiết và xem quá trình hoạt động của bộ nguồn


Phân tích các hoạt động của nguồn ATX ở sơ đồ trên:

* Khi ta cắm điện cho bộ nguồn ATX, điện áp xoay chiều sẽ đi qua mạch lọc nhiễu để loại bỏ nhiễu cao tần sau đó điện áp được chỉnh lưu thành áp một chiều thông qua cầu đi ốt và các tụ lọc lấy ra điện áp 300V DC.
– Điện áp 300V DC đầu vào sẽ cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính, lúc này nguồn chính chưa hoạt động.
– Ngay khi có điện áp 300V DC, nguồn cấp trước hoạt động và tạo ra hai điện áp:
– Điện áp 12V cấp cho IC dao động và mạch bảo vệ của nguồn chính.
– Điện áp 8V sau đó được giảm áp qua IC- 7805 để lấy ra nguồn cấp trước 5V STB đưa xuống Mainboard

* Khi bật công tắc PWR trên Mainboard, khi đó lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên điều khiển sẽ có mức Logic thấp (=0V), lệnh này chạy qua mạch bảo vệ sau đó đưa đến điều khiển IC dao động.
– IC dao động hoạt động tạo ra hai xung dao động được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
– Các đèn công suất hoạt động sẽ điều khiển dòng điện biến thiên chạy qua cuộn sơ cấp của biến áp chính, từ đó cảm ứng sang bên thứ cấp để lấy ra các điện áp đầu ra.
– Các điện áp đầu ra sau biến áp sẽ được chỉnh lưu và lọc hết gợn cao tần thông qua các đi ốt và bộ lọc LC rồi đi theo dây cáp 20 pin hoặc 24pin xuống cấp nguồn cho Mainboard
– Mạch bảo vệ sẽ theo dõi điện áp đầu ra để kiểm soát lệnh P.ON, nếu điện áp đầu ra bình thường thì nó sẽ cho lệnh P.ON duy trì ở mức thấp đưa sang điều khiển IC dao động để duy trì hoạt động của bộ nguồn, nếu điện áp ra có biểu hiện quá cao hay quá thấp, mạch bảo vệ sẽ ngắt lệnh P.ON (bật lệnh P.ON lên mức logic cao) để ngắt dao động, từ đó bảo vệ được các đèn công suất không bị hỏng, đồng thời cũng bảo vệ được Mainboard trong các trường hợp nguồn ra tăng cao.

Sơ đồ chi tiết của một bộ nguồn ATXchitiet

Sơ đồ nguyên lý nguồn ATXmach-vao

Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu


cap-truoc

Nguồn cấp trước – Stanby

nguonchinh
Mạch nguồn chính

bao_ve
Mạch bảo vệ

Nguồn: hocnghe.com.vn

Bàn thảo của lqv77:

Bài dạng tương tự như vầy lqv77 tôi cũng đã có với tiêu đề “Phân tích mạch nguồn ATX” và một bài “Hướng dẫn sửa chữa nguồn ATX“. Tuy nhiên tôi vẫn thích sưu tầm các bài viết lien quan để tham khảo và chia sẽ với mọi người.

Read Full Post »

lcdclearNhư đã hứa, tôi đã tích cực tìm kiếm và sưa tầm cho bằng được tài liệu LCD tòan tập để bổ xung vào lọat tài liệu toàn tập mà tôi đã sưu tầp gồm:

Tài liệu phần cứng toàn tập.

Tài liệu monitor CRT toàn tập.

Tài liệu mainboard toàn tập.

Tài liệu phần cứng Điện thọai di động tòan tập.

Tài liệu Điện tử cơ bản toàn tập.

Tài liệu tivi toàn tập

Tài liệu này là bản gốc bằng tiếng Anh được rao bán trên mạng với giá 47.77$ tham khảo thêm thông tin tại đây: http://www.lcd-monitor-repair.com/

downloadso1

Mirro: http://www.mediafire.com/?o2tjndhowuu
Sẽ có bản LCD tòan tập bằng tiếng Việt trong thời gian sớm nhất có thể.

Read Full Post »

1 – Quá trình hoạt động của CPU

  1. Điều kiện để CPU hoạt độngimage0012
    Điều kiện để cho CPU hoạt động:
    – Có điện áp VCORE cấp cho CPU  (1)
    – Có xung Clock   (2)
    – Có tín hiệu CPU_RST#   (tín hiệu khởi động CPU từ Chipset bắc)   (3)
    – Có tín hiệu PWR_OK (tín hiệu báo các mạch ổn áp và nguồn ATX đã tốt)   (4)
    Bốn điều kiện trên trùng với các điều kiện để có tín hiệu Reset hệ thống, vì vậy khi Mainboard đã có tín hiệu Reset hệ thống thì các điều kiện trên cũng đã có.
    – Socket kết nối CPU với Mainboard tiếp xúc tốt   (5)
    – CPU có tốc độ BUS được Mainboard hỗ trợ   (6)
    – CPU nạp được chương trình BIOS   (7)

    Sau khi Mainboard có tín hiệu Reset hệ thống  thì cần có thêm ba điều kiện (5), (6), (7) như ở trên để CPU có thể hoạt động.
  2. Quá trình nạp BIOS và hoạt động của CPU
  3. Phân tích quá trình khởi động trên:
    – Khi bật công tắc mở nguồn Power ON => Nguồn chính của nguồn ATX hoạt động cung cấp các điện áp xuống Mainboard, đồng thời báo tín hiệu P.G (Power Good) xuống mạch Logic của Mainboard.
    – Mạch ổn áp VRM (mạch cấp nguồn cho CPU) hoạt động cung cấp điện áp VCORE cho CPU và báo tín hiệu VRM_GD   (tín hiệu báo mạch ổn áp VRM đã tốt) xuống mạch Logic.
    – Mạch Logic (tích hợp trong SIO hoặc Chipset nam hoặc trên IC-Logic) sẽ kiểm tra các tín hiệu báo sự cố trên (các Mainboard đời mới, mạch Logic kiểm tra cả tín hiệu báo về từ mạch ổn áp cho Chipset và RAM), khi nguồn ATX và các mạch ổn áp hoạt động tốt, mạch Logic sẽ cho ra tín hiệu  PWRGD_ICH (báo cho Chipset nam tình trạng các mức nguồn đã tốt)
    – Chipset nam cho ra tín hiệu Reset hệ thống khi có đủ các điều kiện cần thiết.
    – Tín hiệu Reset hệ thống (PCI_RST#) sẽ khởi động Chipset bắc và các thành phần khác trên Mainboard
    – Chipset bắc hoạt động và cho ra tín hiệu CPU_RST#  để khởi động CPU
    – CPU hoạt động và phát tín hiệu để truy cập BIOS
    – Nạp được chương trình BIOS, CPU sẽ duy trì sự hoạt động, đồng thời nó sử dụng chương trình BIOS để tiếp tục khởi động và kiểm tra các thành phần của máy…
  4. Quá trình nạp BIOS thất bại hoặc lỗi BIOS
  5. Phân tích quá trình khởi động trên:
    – Quá trình khởi động tương tự như trên nhưng đến khi CPU phát tín hiệu nạp BIOS thì thất bại do hỏng ROM hoặc lỗi chương trình BIOS, vì vậy CPU ngừng hoạt động sau vài giây.
    – Mỗi khi ta bấm phím Reset trước máy chính là lặp lại tín hiệu Reset hệ thống.

2 – Kiểm tra sự hoạt động của CPU

– Làm sao để biết CPU có hoạt động hay không và nó hoạt động khi nào là điều mà chúng ta cần biết khi sửa chữa
Mainboard
– Một điều bạn đã biết (khi đã tìm hiểu các chương trước) là CPU chỉ hoạt động khi đã có xung Clock và có tín hiệu
Reset hệ thống, vì Reset hệ thống khởi động Chipset bắc và khi Chipset bắc hoạt động mới tạo tín hiệu khởi động CPU.

  1. Phương pháp kiểm tra sự hoạt động của CPU

    Để kiểm tra sự hoạt động của CPU, bạn thực hiện qua các bước sau đây:
    – Gắn CPU vào Mainboard, gắn tạm toả nhiệt cho CPU, lưu ý – BUS của CPU phải được Main hỗ trợ.
    – Cấp nguồn cho Mainboard, gắn cả rắc 20 pin và rắc 4 pin để cấp nguồn cho mạch ổn áp VRM
    – Gắn Card Test Main vào khe PCIBật công tắc và quan sát:
    – Trước tiên đèn CLK phải sáng => cho biết xung Clock tốt
    – Sau đó đèn RST phải sáng rồi tắt => cho biết tín hiệu Reset hệ thống tốt
    – Tiếp theo bạn quan sát đèn OSC và BIOS, nếu hai đèn này sáng => cho ta biết CPU đã hoạt động và đã nạp được
    chương trình BIOS (hai đèn OSC và BIOS thường cùng sáng hoặc cùng tắt)Minh hoạ sự kiểm tra dưới đây cho thấy CPU đã hoạt động tốt và nạp được chương trình BIOS
  2. Minh hoạ sự kiểm tra dưới đây cho thấy CPU không hoạt động hoặc không nạp được chương trình BIOS

  3. Nguyên nhân CPU không hoạt động. (Khi đã có tín hiệu Reset hệ thống)
    Khi Mainboard đã có tín hiệu Reset hệ thống mà CPU vẫn không hoạt động (kiểm tra thấy đèn OSC và BIOS tắt) là do những nguyên nhân sau đây.
    – CPU có BUS  không được Mainboard hỗ trợ
    – Socket kết nối CPU bị hỏng (có chân không tiếp xúc)
    – Chân IC – ROM BIOS tiếp xúc không tốt
    – Lỗi chương trình BIOS
    – Chipset bắc hỏng hoặc bong chân

3 – Các bước sửa chữa bệnh CPU không hoạt động (khi đã có tín hiệu Reset hệ thống)

  1. Sử dụng CPU có tốc độ BUS được Mainboard hỗ trợ
  2. Kiểm tra Socket kết nối CPU với Mainboard xem có chân bị xô lệch hay bị bẹp không ? image002Kiểm tra kỹ các chân của Socket 775image0031 Lau sạch bề mặt của CPU
  3. Tháo IC-ROM ra khỏi đế cắm, vệ sinh chân ROM sạch sẽ cho tiếp xúc tốt
    image004
  4. Nạp lại chương trình BIOS
  5. Khò lại chân Chipset bắc

Bàn thảo của lqv77:

  • Bài này cũng tương đối quan trọng vì sau các bước kiểm tra trước: xung Clock, nguồn CPU, nguồn RAM, nguồn chipset, xung Reset đã OK mà mainboard vẫn chưa chạy thì hơi gây go.
  • Và các lỗi sau đây đa số là do kinh nghiệm được đút kết:
    1. CPU không tương thích (mainboard không support tới)
    2. CPU tiếp xúc không tốt (tháo ra gắn lại, vệ sinh mặt tiếp xúc đối với socket 775)
    3. Hở socket gắn CPU (do họat động lâu ngày và nhiệt độ cao)
    4. Lỗi chip BIOS ROM (tháo chíp BIOS ROM ra vệ sinh, nếu không thì nạp lại thử)
    5. Hở chíp cầu Bắc (phải hấp chip hoặc đóng lại chip, cái này phải có máy đóng chip mới làm được)
  • Nếu mainboard đã chạy nhưng lại treo ngay màn hình CMOS thì đa phần là do hở chip cầu NAM .
  • Nhắc lại: Bài viết này lqv77 tôi sưu tầm từ hocnghe.com tuy nhiên điểm khác biệt khi bạn xem bài viết ở http://lqv77.com là không cần đăng ký, đăng nhập hay tốn bất kỳ chi phí nào. Ngoài ra bạn cũng có thể download tài liệu toàn tập về để tiện tham khảo. Thêm nữa, các thắc mắc liên quan bạn có thể comments và sẽ nhận được đáp hồi trong thời gian sớm nhất có thể.

Read Full Post »

  1. Do hỏng mạch khởi động nguồn trên Mainboard
    – Do hỏng đèn khuếch đại đảo lệnh P.ON
    – Do hỏng hoặc bong chân IC- SIO
    – Do hỏng thạch anh 32,768KHz
    – Do hỏng hoặc bong chân Chipset namMạch khởi động nguồn trên Mainboard có 3 dạng như sau

    ko-kich-nguon-01

    ____________________________________________________________________________________
    ko-kich-nguon-02
    _______________________________________________________________________________________

    ko-kich-nguon-03

    Cả ba dạng mạch trên, mạch khởi động đều đi qua hai linh kiện là Chipset nam và IC- SIO, ở dạng 1 lệnh P.ON được khuếch đại đảo trước khi chúng được đưa ra chân P.ON, ở dạng 2 và dạng 3 thì lệnh P.ON đi ra trực tiếp từ IC-SIO

    Xem lại bài: Mạch quản lý nguồn trên mainboard

2 – Phân tích nguyên lý mạch

  • Khi ta cắm điện, nguồn cấp trước trên bộ nguồn ATX chạy ngay và cung cấp xuống Mainboard điện áp 5V STB (điện áp cấp trước), điện áp này sẽ cung cấp cho mạch khởi động nguồn trong Chipset nam và IC- SIO.
  • Khi ta bật công tắc, chân PWR được chập xuống Mass và đổi trạng thái từ mức Logic 1 sang mức Logic 0 tác động vào Chipset, Chipset nam đưa ra lệnh P.ON cho đi qua IC- SIO để thực hiện các chức năng bảo vệ khi Mainboard có sự cố, sau đó lệnh P.ON được đưa ra chân số 14 của rắc cấp nguồn ATX, lệnh này đưa lên nguồn ATX để điều khiển cho nguồn chính hoạt động.
  • Nếu lệnh P.ON ra từ IC- SIO ở mức cao (mức logic 1) là mở nguồn chính thì người ta phải thiết kế thêm mạch đảo (như dạng 1), mạch khuếch đại đảo sử dụng một đèn Mosfet nhỏ.
  • Tất cả các nguồn ATX hiện nay đều thiết kế lệnh P.ON ở mức thấp (mức logic 0 hay có 0V) là mở nguồn chính, lệnh P.ON ở mức cao (mức logic 1 hay có điện áp khoảng 3 đến 5V) là tắt nguồn chính.
  • Thạch anh 32,768KHz dao động cho đồng hồ thời gian thực và được nuôi bởi Pin CMOS, đồng thời thạch anh này cũng tạo xung nhịp cho mạch khởi động nguồn, nếu thạch anh này hỏng thì mạch khởi động sẽ không hoạt động.

3 – Các bước kiểm tra & sửa chữa

Bước 2 – Kiểm tra trường hợp IC bị chập:

  1. – Cắm bộ nguồn ATX vào Mainboard
    – Cấp điện cho bộ nguồn
    – Sau khoảng 30 giây, lấy ta chạm vào IC – SIO và Chipset nam xem có nóng không, nếu một trong hai IC này mà phát nhiệt > 40oC (thấy nóng) là IC bị hỏng.
    => Với trường hợp trên bạn cần thay IC – SIO hoặc Chipset (thay IC bị nóng)
    ktchipset

    Nếu mới cắm điện mà Chipset nam hoặc IC- SIO đã nóng lên là IC bị chập, cần phải thay IC

  2. Bước 3 – Kiểm tra đèn khuếch đại đảo ?
    – Chỉnh đòng hồ ở thang X1Ω , đo từ chân chân P.ON của rắc nguồn ATX đến chân IC – SIO xem có thông mạch không ? (chân P.ON là chân 14 của rắc 20 chân hoặc chân 18 của rắc 24 chân hoặc tính theo chân đi ra sợi dây mầu xanh lá cây)

    pson-sio-bang-ko
    Nếu đo từ chân P.ON đến một chân nào đó của IC-SIO mà có trở kháng bằng 0 Ω thì Main của bạn không có đèn khuếch đại đảo lệnh P.ON.

    pson-sio-lon-hon-ko

    Nếu đo từ chân P.ON đền tất cả các chân IC-SIO đều có trở kháng > 0Ω thì Main có đèn khuếch đại đảo

    image0101
    – Đèn khuếch đại đảo có hình dạng như trên, để tìm ra đèn khuếch đại đảo bạn cần đo từ chân P.ON đến chân D các đèn nhỏ trên Main, nếu đo đến đèn nào cho trở kháng bằng 0Ω thì đó là đèn khuếch đại đảo lệnh P.ON
    – Kiểm tra đèn khuếch đại đảo này cũng tương tự như các đèn Mosfet khác trên Main, chúng có toạ độ chân như hình trên.

    Xem lại bài “Đo kiểm tra Chipset

  3. Bước 4 – Hàn vào chân hoặc thay thạch anh 32,768KHz (thạch anh 32,768KHz đứng gần Chipset nam)thach-anh-32k– Thạch anh 32,768KHz dao động cho đồng hồ thời gian thực, đồng thời nó cung cấp xung nhịp cho mạch khởi động, nếu hỏng thạch anh này, Mainboard sẽ không khởi động được, bấm phím mở nguồn sẽ không tác dụng.
    – Nhiều thạch anh hỏng, khi hàn vào chân nó lại hồi lại và chạy được vài tiếng đồng hồ, nếu chân thạch anh bị đen hay bị gỉ thì bạn nên thay thạch anh khác.
  4. Bước 5 – Khò lại IC – SIO nếu khò lại không được thì bạn cần thay thử IC – SIO
    (Nhận biết IC – SIO => Là IC 4 hàng chân, kích thước khoảng 4cm2 bên cạnh không có thạch anh)
    (Ghi chú: Bệnh này có nguyên nhân hỏng do IC-SIO chiếm khoảng 70%)

    kho-lai-chip-io
    Khò lại chân IC – SIO, nếu không được bạn cần thay thử IC này

  5. Bước 6 – Hàn lại Chipset nam hoặc thay Chipset nam
    Sau khi đã thực hiện qua 5 bước trên nhưng không có kết quả bạn mới thực hiện đến bước 6 nàykho-lai-chip-nam

Nguồn: hocnghe.com.vn

Các bài viết khác về mainboard: http://lqv77.com/mainboard/

Read Full Post »

Đã có phiên bản mới của bài viết này – by lqv77: Tại đây.

aw9d-max_angle_500_lg

Read Full Post »

Đã có phiên bản mới của bài viết này – by lqv77Tại đây.

ic-daodong2


Read Full Post »

r12v_chap

Cực HOT, một bộ tài liệu không thể thiếu đối với dân “PC Hardware”. Hiện tài liệu chia làm 7 Chương gần 20 bài viết.

Chương I: Phân tích sơ đồ khối mainboard

Bài 1: Sơ đồ khối tổng quát mainboard

Bài 2: Chú thích các thành phần trên mainboard

Bài 3: Nhận biết các linh kiện trên mainboard

Chương II: Các mạch quản lý nguồn

Bài 1: Phân tích sơ đồ mạch quản lý nguồn trên mainboard

Bài 2: Phương pháp kiểm tra MOSFET trên mainboard

Bài 3: Mạch ổn áp nguồn cho CPU

Bài 4: Mạch ổn áp nguồn cho chipset

Bài 5: Mạch ổn áp nguồn cho RAM và AGP

Chương III: Mạch tạo xung clock

Chương IV: Mạch tạo tính hiệu Reset hệ thống

Chương V: Họat động của BIOS và CPU

Chương VI: Thao tác sửa chữa

Chương VII: Phân tích pan

Bài 1: Không bật được nguồn.

Bài 2: Bật công tắc quạt quay 1-2 vòng rồi tắt

Bài 3: Bật công tắc, quạt quay, mainboard không chạy, không lên hình

Bài 4: Bật nguồn, quạt quay, mainboard không chạy, mất xung clock

Bài 5: Bật nguồn, quạt quay, mainboard không chạy, có xung lock, mất reset

Bài 6: Bật nguồn lên, có xung clock , có reset, CPU không chạy

Pan 7: Có xung clock, có reset, Có OSC và BIOS, không lên hình.

Pan 8: Máy không nhận bàn phím, chuột, USB

downloadso1

Nguồn: hocnghe.com.vn

Mirro: http://www.mediafire.com/?nzmz8nwbq1e

Read Full Post »

I. ĐIỆN ÁP CẤP CHO RAM

Loại RAM

Điện áp sử dụng

Số chân

Mạch ổn áp

SDRAM

3,3V

168

không có

DDR

2,5V

184

DDR2

1,8V

240

DDR3

1,5V

240

– Thanh SDRAM sử dụng điện áp 3.3V, đây là điện áp trên Mainboard đã có sẵn vì vậy thanh SDRAM không có mạch ổn áp.
– Các thanh DDR, DDR2 và DDR3 cần có mạch ổn áp để hạ từ điện áp 3,3V hoặc 5V xuống điện áp cần thiết rồi cấp cho RAM

II. CÁC CHÂN ĐIỆN ÁP CỦA KHE DDR:
image0013

Các chân cấp nguồn của khe DDR – điện áp sử dụng là 2,5V

– Khe DDR có 184 chân, điện áp cấp cho khe DDR là 2,5V và đi vào rất nhiều chân, ở trên là sơ đồ các chân nguồn cấp cho khe DDR ( gồm các chân 7, 15, 22, 30, 38, 46, 54, 62, 70, 77, 85, 96, 104, 108, 112, 120, 128, 136, 143, 148, 156, 164, 168, 172, 180, 184)
– Lưu ý: Cách tính chân của khe DDR như hình trên, thanh RAM chia làm hai múi, bạn để khe DDR có múi dài ở bên trái, múi ngắn ở bên phải, đếm chân từ trái sang phải ở hàng dưới trước theo thứ tự từ 1, 2, 3…. đến 92 sau đó đếm từ trái sang phải ở hàng trên từ 93, 94, 95…. đến 184.

Bàn thảo của lqv77: để ý chân 143 và chân 54 có vị trí rất dễ nhớ. Cách vị trí ngàm chống cắm ngược ở giữa có 1 chân. Cách này rất dẽ xác định chân nguồn RAM cho các lọai RAM khác như SDRAM hay DDR2…

  1. Các chân điện áp của khe DDR 2
    image0024
    Các chân cấp nguồn của khe DDR2 – điện áp sử dụng là 1,8 V

    – Khe DDR2 có 240 chân, điện áp cấp cho khe DDR2 là 1,8V và đi vào nhiều chân, ở trên là các chân cấp nguồn cho khe DDR2
    – Lưu ý: Cách tính chân của khe DDR2 như hình trên, thanh RAM chia làm hai múi, bạn để khe DDR2 có múi dài ở bên trái, múi ngắn ở bên phải, đếm chân từ trái sang phải ở hàng dưới trước theo thứ tự từ 1, 2, 3…. đến 120 sau đó đếm từ trái sang phải ở hàng trên từ 121, 122, 123…. đến 240.

    Bàn thảo của lqv77: để ý chân 182, 186 và chân 66 có vị trí rất dễ nhớ. Cách vị trí ngàm chống cắm ngược ở giữa có 1 chân. Cách này rất dễ xác định chân nguồn RAM cho các lọai RAM khác như SDRAM hay DDR1…

  2. Các chân điện áp của khe DDR 3image0032 Các chân cấp nguồn của khe DDR3 – điện áp sử dụng là 1,5 V

    – Khe DDR2 có 240 chân, điện áp cấp cho khe DDR3 là 1,5V và đi vào nhiều chân, ở trên là các chân cấp nguồn cho khe DDR3
    – Lưu ý: Cách tính chân của khe DDR3 như hình trên, thanh RAM chia làm hai múi, bạn để khe DDR3 có múi ngắn ở bên trái, múi dài ở bên phải, đếm chân từ trái sang phải ở hàng dưới trước theo thứ tự từ 1, 2, 3…. đến 120 sau đó đếm từ trái sang phải ở hàng trên từ 121, 122, 123…. đến 240.
    Bàn thảo của lqv77: để ý chân 170 và 51 có vị trí rất dễ nhớ. Cách vị trí ngàm chống cắm ngược ở giữa có 1 or 2 chân. Cách này rất dẽ xác định chân nguồn RAM cho các lọai RAM khác như SDRAM hay DDR1, DDR2… (lqv77 tôi dùng cách xác định này)
  3. Vị trí của mạch ổn áp nguồn cấp cho RAMimage0042
    – Mạch ổn áp nguồn cấp cho RAM thường nằm gần khe RAM, mạch do một đèn Mosfet và IC ổn áp điều khiển, nguyên lý hoạt động của mạch hoàn toàn tương tự như mạch ổn áp cho Chipset

    image0054

    Sơ đồ khối của mạch ổn áp nguồn cho RAM

    image0063

    Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp nguồn cho thanh DDR

    image0073

    Đèn Mosfet ổn áp nguồn cho RAM

  4. Mạch ổn áp nguồn cho RAM trên Mainboard Gigabyte 8I845PEimage0081
    Mạch điều khiển nguồn cho RAM sử dụng IC – W83310 và đèn Mosfet
    các linh kiện đứng xung quanh khe RAM

    image0092
    Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp cho RAM trên Mainboard GIGABYTE 8I845PE
    sử dụng IC – W-83310 điều khiển được 3 cổng, mạch ổn áp cho RAM sử dụng một cổng ra 2,5V

    image0101
    Chân 20 của IC – W-83310 điều khiển đèn Mosfet (Q1) mở ra điện áp 2,5V cấp cho thanh DDR

  5. Phương pháp để xác định đèn Mosfet ổn áp cho RAM– Khi ta thấy có nhiều đèn Mosfet đứng gần khe RAM thì việc xác định chính xác đâu là đèn ổn áp cho RAM trở lên khó khăn hơn.
    – Cách đơn giản nhất là bạn hãy đo từ một chân VDD của khe RAM đến chân S của các đèn xung quanh, đo đến đèn nào đó mà có trở kháng bằng 0 thì đó chính là đèn ổn áp cho RAM

    image0112
    Chỉnh đồng hồ ở thang x 1 Ω đo từ một chân cấp nguồn cho thanh RAM đến chân S của các
    đèn Mosfet xung quanh, nếu có trở kháng bằng 0 Ω thì đó chính là đèn ổn áp cho RAM

    image012
    Chỉnh đồng hồ ở thang x 1 Ω đo từ một chân cấp nguồn cho thanh RAM đến chân S của các
    đèn Mosfet xung quanh, nếu có trở kháng > 0 Ω thì đó không phải là đèn ổn áp cho RAM

Trả lời câu hỏi thường gặp về mạch ổn áp cho RAM

  1. Câu 1 – Khi bị mất nguồn cấp cho thanh RAM thì máy có biểu hiện gì ?Trả lời:
    – Khi mất nguồn cấp cho RAM thì lúc khởi động – máy sẽ báo lỗi RAM bằng các tiếng bíp dài phát ra liên tục, máy không lên màn hình, ta thay thử một thanh RAM tốt nhưng hiện tượng vẫn như vậy.
  2. Câu 2 – Làm thế nào để xác định nhanh đâu là đèn ổn áp cho RAM ? Trả lời:
    – Để xác định nhanh các đèn ổn áp cho RAM bạn dựa vào các chân cấp nguồn cho RAM (chân VDD)

    * Các chân cấp nguồn cho khe DDR
    image0013

    * Các chân cấp nguồn cho khe DDR2
    image0024

    * Các chân cấp nguồn cho khe DDR3
    image0032

    – Bạn hãy để đồng hồ ở thang x 1Ω đo từ một trong những chân cấp nguồn (VDD) của khe RAM đến chân S của các đèn Mosfet quanh khe RAM, nếu đo đến chân S của đèn nào có trở kháng bằng 0 thì đó là đèn ổn áp cho RAM

  3. Câu 3 – Làm thế nào để xác định được IC điều khiển đèn Mosfet ổn áp cho RAM ?Trả lời:
    – Bạn hãy để thang x 1Ω đo từ chân G và chân S của đèn Mosfet đến chân các IC gần đó, nếu có một chân cho trở kháng bằng 0Ω thì đó chính là IC điều khiển Mosfet.

    Ví dụ ở mạch dưới đây thì cả chân G và chân S đều thông đến chân của IC điều khiển
    image0101

  4. Câu 4 – Nếu mất nguồn cấp cho RAM thì máy có khởi động được không và có biểu hiện gì ?Trả lời:
    – Hầu hết các trường hợp mất điện áp cấp cho RAM máy vẫn khởi động được và đưa ra thông báo lỗi bằng tiếng bíp ở loa trong.
    – Tuy nhiên có một số trường hợp máy không khởi động được do một số Mainboard kiểm tra cả trạng thái của mạch ổn áp cho RAM, nếu mạch ổn áp cho RAM tốt mới tạo ra tín hiệu PWR_OK, có tín hiệu PWR_OK thì Chipset nam mới tạo ra tín hiệu Reset hệ thống.

    image013

    Mạch ổn áp cho RAM ở trên sử dụng IC-ISL6225 và một cặp Mosfet, chân 15 của IC có một tín hiệu
    PG_VDDR báo về mạch điều khiển Logic, nếu mất nguồn cấp cho RAM thì sẽ mất tín hiệu PG_VDDR
    báo về và mạch Logic sẽ không tạo ra tín hiệu PWR_OK (các mức nguồn tốt) do đó Chipset nam se không
    đưa ra tín hiệu Reset hệ thống.
    image014
    Trên một số Mainboard có mạch điều khiển Logic kiểm tra các tín hiệu
    PWROK_VRM – Mạch ổn áp nguồn cấp cho CPU tốt
    PWROK_ATX – Nguồn ATX hoạt động tốt
    PG_VDDR – Mạch ổn áp cho RAM tốt
    PG_V1V5 – Mạch ổn áp cấp cho Chipset tốt
    Khi có đầy đủ 4 tín hiệu trên thì mạch điều khiển Logic mới đưa ra thông báo PGOOD (nguồn tốt) để báo về mạchtạo xung Clock, các thông báo PWRGD báo về Chipset nam để Chipset nam tạo ra tín hiệu Reset hệ thống

2 – Mạch ổn áp nguồn cho Card Video AGP 4X, 8X – Card PCI Express

  1. Điện áp cung cấp cho các Card Video AGP
    – Các Card Video AGP 1X, 2X có điện áp sử dụng chính là 3,3V vì vậy không cần có mạch ổn áp mà nó sử dụng trực tiếp điện áp 3,3V trên Mainboard.
    – Các Card Video AGP 4X và 8X sử dụng điện áp cung cấp chính là 1,5V vì vậy chúng cần có mạch ổn áp để giảm áp từ 5V hoặc 3,3V xuống 1,5V cấp cho Card AGP
  2. Sơ đồ chân cấp nguồn 1,5V cho khe AGP 4X và 8Ximage015
    Sơ đồ chân cấp nguồn 1,5V vào cho Card Video AGP 4X, 8X

    image016
    Mạch điều khiển nguồn 1,5V cấp cho Card Video AGP 4X, 8X sử dụng
    mạch nguồn xung để hạ áp

    image017
    Mạch sử dụng IC khuếch đại thuật toán và đèn Mosfet để điều khiển nguồn cấp cho Card Video
    (nguyên lý hoạt động tương tự như mạch ổn áp cho Chipset)


Bàn thảo của lqv77:

– Theo lqv77 tôi thì sau nguồn cấp CPU thì phải là nguồn cấp cho RAM. Thậm chí nếu là tôi tôi sẽ kiểm tra nguồn cấp cho RAM trước. Vì khi chưa lắp CPU, kick nguồn đã phải có nguồn cấp cho RAM rồi (chân nguồn RAM đã có).

– Cách xác định nhanh chân nguồn RAM tôi đã bàn thảo kèm bài viết bên trên. Xin nhắc lại, cách xác định nhanh chân nguồn RAM:

Cách ngàm chống gắn ngược RAM ở giữa 1 chân (sát luôn đối với SDRAM và cách 2 chân đối với DDR3)

– Tương tư như mạch cấp nguồn CPU, nếu mất nguồn RAM dò ngược từ các chân cáp nguồn coi có chạm chập gì không. Nhiều trường hợp do bất cẩn trong lúc láo lắp thậm chí đã là bong và gây chạm các chân tiếp xúc RAM. Các MOSFET nguồn RAM kế đến là IC điều xung nguồn RAM.

* Nhắc lại: Bài viết này lqv77 tôi sưu tầm từ hocnghe.com.vn tuy nhiên điểm khác biệt khi bạn xem bài viết ở http://lqv77.com là không cần đăng ký, đăng nhập hay tốn bất kỳ chi phí nào. Ngoài ra bạn cũng có thể download tài liệu toàn tập về để tiện tham khảo. Thêm nữa, các thắc mắc liên quan bạn có thể comments và sẽ nhận được đáp hồi trong thời gian sớm nhất có thể.


Read Full Post »

Older Posts »