Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘5V’

Phân tích nguyên nhân.

Vì điện áp cấp trước vẫn có 5V nên ta suy ra.

  • Điện áp đầu vào 300V DC vẫn có, các linh kiện đầu vào tốt
  • Nguồn cấp trước đã hoạt động tốt
  • Các đèn công suất của nguồn chính không bị chập

Vì vậy hiện tượng hư hỏng ở trên là do những nguyên nhân sau đây.

  • Mạch bảo vệ của nguồn chính bị hỏng hoặc hỏng IC bảo vệ (không
    đưa được lệnh P.ON đến chân IC dao động)
  • Một trong các đèn khuếch đại đảo pha bị chập CE
  • IC dao động của nguồn chính bị hỏng
  • Một hoặc cả hai đèn công suất bị bong mối hàn

mach_daodong
Phương pháp kiểm tra & sửa chữa
* Kiểm tra xem các đèn công suất có bị bong mối hàn không ?

2den_cs
* Dò ngược từ chân biến áp đảo pha về phía IC dao động để tìm hai đèn khuếch đại đảo pha, kiểm tra các đèn đảo pha nếu bị chập CE thì bạn thay đèn mới, nếu đèn tốt thì kiểm tra tiếp IC dao động như sau:

Nếu IC dao động hoạt động tốt thì sẽ cho ra các chế độ điện áp như sau:

dienap_stanby Điện áp của các đèn đảo pha khi nguồn ở chế độ chờ (khi lệnh P.ON có mức cao)

dienap-run Điện áp của các đèn đảo pha khi nguồn ở chế độ hoạt động (khi lệnh P.ON có mức thấp = 0V)

icdaodong
Các bước sửa chữa cụ thể
1) Tạm thời đấu chập chân B và E của hai đèn công suất lại (để khoá không cho hai đèn hoạt động)
(Lưu ý – khi ép cho IC dao động hoạt động, khi đó mạch bảo vệ mất tác dụng, vì vậy khoá hai đèn công suất là để tránh trường hợp nguồn bị chập tải sẽ chết đèn công suất)

chapchanbe
Hàn chập chân B vào chân E của hai đèn công suất để khoá lại khi ép cho IC dao động chạy

Đấu chập chân (4) của IC dao động xuống mass để ép cho IC dao động, sau đo kiểm tra các chế độ điện áp rồi đối chiếu với sơ đồ dưới đây.

  • Chân 8 và chân 11 của IC – TL494 phải có 2,2V
  • Chân C hai đèn đảo pha có khoảng 2,2V
  • Chân E hai đèn đảo pha có khoảng 1,6V


=> Nếu các giá trị điện áp đúng như trên thì IC vẫn hoạt động, nếu các
chế độ điện áp bị sai đi là IC dao động bị hỏng

khoa-den-cs

  • Tạm thời đấu chập chân B và E của hai đèn công suất lại (để khoá không cho hai đèn hoạt động)
  • Đấu chập chân số (4) của IC dao động TL494 xuống mass (để ép cho IC hoạt động)
  • Đo điện áp ở xung quanh các đèn đảo pha phải có giá trị như trên là IC tốt, ngược lại là IC dao động hỏng

hai-ic

  • Thay IC dao động (nếu các chế độ điện áp bị sai với sơ đồ trên)
  • Thay IC bảo vệ (nếu điện áp đầu ra của IC dao động vẫn bình thường)

Một số câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1 – Khi nguồn ở chế độ chờ Stanby vì sao hai đèn đảo pha vẫn có điện áp đưa vào chân B

Trả lời: Các nguồn ATX hiện nay đều được thiết kế theo nguyên tắc – khi ở chế độ Stanby, IC dao động đưa ra điện áp một chiều khiến cho các đèn đảo pha dẫn bão hoà (có dòng khoảng 6mA đi qua đèn) lúc này dòng điện đi qua hai cuộn dây sơ cấp của biến áp có pha ngược nhau nên từ trường bị triệt tiêu, vì vậy điện áp đưa tới chân B các đèn công suất bằng 0V.

Câu hỏi 2: Vì sao phải chập chân B vào chân E để khoá các đèn công suất khi chập chân số (4) của IC dao động xuống mass

Trả lời:

– Khi chập chân (4) của IC dao động xuống mass, IC sẽ cho ra dao động kể cả khi nguồn có sự cố như quá dòng hay quá áp, vì vậy nếu ta không khoá hai đèn công suất thì có thể làm cho các đèn công suất bị hỏng nếu bên thứ cấp bị chập.

– Trường hợp bạn đã kiểm tra kỹ các đi ốt chỉnh lưu đầu ra mà không bị chập, bạn có thể để nguyên cho đèn công suất hoạt động, nếu khi chập chân (4) của IC dao động xuống mass mà nguồn chính hoạt động và cho điện áp ra bình thường thì bạn suy ra => mạch bảo vệ có sự cố, vì vậy không đưa được lệnh P.ON tới chân IC dao động.


Câu hỏi 3: Nếu một trong hai đèn khuếch đại đảo pha bị chập CE thì nguồn chính có hoạt động không ?

Trả lời: Nếu một trong hai đèn khuếch đại đảo pha bị chập CE thì nguồn chính không hoạt động được, khi đó quạt nguồn không quay, điện áp ra bằng 0


Câu hỏi 4: Nếu một đèn khuếch đại đảo pha bị bong mối hàn hoặc không hoạt động thì nguồn chính có hoạt động không ?

Trả lời: Ở trường hợp này vẫn có một đèn khuếch đại đảo pha hoạt động, vì vậy vẫn có một đèn công suất hoạt động nên điện áp ra vẫn có, tuy nhiên nguồn sẽ bị sụt áp khi có tải tiêu thụ.


Câu hỏi 5: Hướng dẫn cách kiểm tra IC dao động TL494

Trả lời: Để kiểm tra IC dao động TL494 bạn cần kiểm tra các thông tin sau đây:

– Điện áp cung cấp vào chân (12) phải có từ 10 đến 12V, nếu điện áp này thấp hơn thì có thể IC bị chập hoặc nguồn Stanby ra thiếu điện áp.

– Khi có điện áp vào chân (12) thì IC phải cho ra điện áp Vref = 5V ở chân (14), nếu không có điện áp này thì IC bị hỏng.

– Khi ta đấu lệnh P.ON (dây mầu xanh lá cây) xuống mass thì chân (4) của IC – TL494 phải có điện áp bằng 0 để kích hoạt cho dao động ra, nếu chân (4) có điện áp > 0 thì do hỏng mạch bảo vệ phí trước hoặc hỏng IC – LM339

– Ta có thể đấu chập chân (4) xuống mass để ép cho IC dao động hoạt động, khi đấu chập chân (4) xuống mass nếu không khoá các đèn công suất thì bạn cần kiểm tra kỹ các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra.

* Sau khi có đủ các điều kiện như:

  • Có 12V ở chân (12)
  • Có 5V ở chân (14)
  • Có 0V ở chân (4)

– Thì IC sẽ có dao động ra, để kiểm tra dao động này bạn hãy kiểm tra chế độ điện áp của các đèn đảo pha

– Nếu cả hai đèn đảo pha có điện áp như sau:

  • Đo tại chân B đèn (tức chân 8 hoặc chân 11 của IC có khoảng 2,2V DC
  • Đo tại chân E đèn có khoảng 1,6V DC
  • Đo tại chân C của đèn có khoảng 2,2V DC

=> Thì suy ra là IC dao động đã cho tín hiệu dao động ra bình thường

Nếu chế độ điện áp của một hoặc cả hai đèn đảo pha ra bị sai so với điện áp trên là IC dao động bị hỏng.


Câu hỏi 6: Ta có thể đo được điện áp dao động tại chân đèn công suất không, nếu các đèn công suất không hoạt động thì dao động này có duy trì không?

Trả lời:

– Nếu có dao động ra điều khiển chân B đèn công suất mà các đèn này không hoạt động (ví dụ đèn hỏng hoặc ta tháo hai đèn công suất ra ngoài) thì dao động này chỉ tồn tại 1- 2 giây rồi tắt, nguyên nhân là do khi không thấy có điện áp ra => mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt dao động.

– Để dao động này duy trì khi đèn công suất không hoạt động (hoặc khi bạn tháo hai đèn công suất của nguồn chính ra ngoài) thì ta phải đấu chân (4) của IC dao động TL494 xuống mass

– Dao động đo được giữa B và E của các đèn công suất (khi đã tháo các đèn công suất ra ngoài và đã chập chân 4 của IC dao động TL494 xuống mass) là
khoảng 0,2V, thực tế thì biên độ dao động này cao hơn nhưng khi ta đo bằng đồng hồ thông thường thì chúng báo không chính xác do dao động này có tần
số rất cao khoảng vài chục KHz

do-cs

Nguồn: hocnghe.com.vn

Read Full Post »

Phân tích nguyên nhân.

Mất điện áp 5V STB là do nguồn cấp trước không hoạt động, có thể do các nguyên nhân sau đây.

* Mất điện áp 300V DC bên sơ cấp

– Khi nguồn bị các sự cố như chập đèn công suất, chập các đi ốt chỉnh lưu sẽ gây nổ cầu chì và mất điện áp 300V DC

machdauvao

Nếu chập các đi ốt trong cầu đi ốt chỉnh lưu sẽ dẫn đến nổ cầu chì hoặc đứt
điện trở nhiệt, làm mất điện áp 300V DC

haidencongsuat

Nếu chập các đèn công suất của nguồn chính sẽ gây nổ cầu chì, đứt điện trở nhiệt và kéo theo gây chập các đi ốt chỉnh lưu, mất điện áp 300V DC

* Nguồn cấp trước không dao động.
– Nguồn cấp trước sẽ bị mất dao động khi bị các sự cố như đứt điện trở mồi, bong mối hàn đèn công suất và các điện trở, tụ điện hồi tiếp để tạo dao động.

mach_stanby
– Nếu đứt điện trở mồi hoặc bong chân R, C hồi tiếp thì nguồn cấp trước sẽ mất dao động, mất điện áp ra
– Nếu bong chân đèn công suất thì mạch cũng mất dao động và mất điện áp ra
– Nếu chập đèn công suất thì sẽ nổ cầu chì, đứt điện trở nhiệt và có thể làm chập các đi ốt chỉnh lưu điện áp AC 220V
– Nếu chập hoặc đứt các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra cũng làm mất điện áp 5V STB


Xem lại bài học liên quan đến quan đến bệnh này

  • Bước 3 – Tháo vỉ máy ra và kiểm tra
    Bạn cần kiểm tra tất cả các linh kiện được chú thích như hình dưới đây.
    – Kiểm tra cầu chì xem có bị đứt không ?
    – Kiểm tra điện trở nhiệt (có điện trở khoảng 4,7Ω ) xem có bị đứt không ?
    – Kiểm tra các đi ốt chỉnh lưu xem có bị đứt hay bị chập không ?
    – Kiểm tra các đèn công suất xem có bị chập không ?
    – Kiểm tra hai con đi ốt chỉnh lưu đầu ra xem có bị chập hay đứt không ?

    vimay_chup

    Cần kiểm tra các linh kiện được chú thích như hình trên.

  • Các trường hợp hư hỏng và phương pháp sửa chữa
  • Trường hợp 1
    – Không phát hiện thấy các linh kiện trên bị chập hay đứt
  • – Cấp điện vào đo vẫn thấy có điện áp 300V (hoặc đo trên các tụ lọc vẫn thấy có 150V trên mỗi tụ)Sửa chữa
    * Nếu vẫn có điện áp 300V DC đầu vào nghĩa là các đèn công suất không bị chập, cầu chì và các đi ốt vẫn tốt.
    * Mất điện áp ra là do nguồn bị mất dao động, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ các linh kiện sau:

    – Kiểm tra kỹ điện trở mồi, trường hợp này đa số là do hỏng điện trở mồi. (chú ý – điện trở mồi phải thay đúng trị số hoặc cao hơn một chút)

    rmoi1

    rmoi2

    Điện trở mồi được đấu từ điện áp 300V đến chân B hoặc chân G đèn công suất

    – Hàn lại đèn công suất, điện trở và tụ hồi tiếp

    – Đo kiểm tra hai đi ốt chỉnh lưu đầu ra, nếu thấy chập thì bạn thay đi
    ốt mới (chú ý – đây là đi ốt cao tần)

    do_5v_stb-2

    Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây mầu tím nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.

    _______________________________________________________________________________________

    Trường hợp 2
    – Phát hiện thấy đứt cầu chì, chập một hoặc nhiều đi ốt, thậm chí đứt cả điện trở nhiệt.
    – Đo đèn công suất của nguồn cấp trước thấy bị chập CE hoặc chập DS, hai đèn công suất của nguồn chính vẫn tốt.

    dokiemtra1

    Các bước sửa chữa
    * Tháo đèn công suất đang bị chập ra ngoài và chỉ thay đèn mới vào sau khi đã sửa xong mạch đầu vào và đã có điện áp 300V DC.

    thao-cs1
    Tháo đèn công suất đang bị chập ra ngoài

    * Thay các đi ốt bị chập hoặ bị đứt
    * Thay điện trở nhiệt (nếu đứt), nếu không có ta có thể thay bằng điện trở sứ 4,7Ω /10W
    * Thay cầu chì (lưu ý cần thay cầu chì chịu được 4 Ampe trở lên)

    thay_f-d
    Thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt chỉnh lưu bị hỏng

    => Sau đó cấp điện cho bộ nguồn, đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính xem có điện áp chưa và có cân bằng không ?

    dodienap

    – Đo điện áp trên hai tụ lọc phải có điện áp 150V và điện áp trên hai tụ phải bằng nhau.

    – Trường hợp đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, bạn cần phải thay hai con điện trở đấu song song với hai tụ này.

    – Nếu điện áp trên hai tụ điện vẫn bị lệch thì bạn cần phải thay hai tụ điện mới.

    – Nếu điện áp trên hai tụ này bị lệch thì nguồn cho dòng yếu và hay bị chết các đèn công suất của nguồn chính.

    * Kiểm tra kỹ các linh kiện xung quanh đèn công suất xem có bị hỏng không ?

    densuasai

    – Khi đèn công suất bị chập thường kéo theo các linh kiện khác bám vào chân B và chân E của đèn công suất bị hỏng theo.

    – Cần kiểm tra kỹ các điện trở bám vào chân E và các đi ốt, Transistor bám vào chân B

    => Các linh kiện xung quanh nếu thấy hỏng ta cần thay thế ngay.

    * Bước sau cùng là lắp đèn công suất vào vị trí

    Lưu ý :
    – Khi thay đèn công suất bạn cần chú ý, có hai loại đèn được sử dụng trong nguồn cấp trước là đèn BCE (đèn thường) và đèn DSG (Mosfet)
    – Nếu bạn thay nhầm hai loại đèn trên thì nó sẽ bị hỏng hoặc không hoạt động
    – Bạn có thể thay một đèn công suất tương đương (nếu không có đèn đúng số)
    – Đèn tương đương là đèn có cùng chủng loại BCE hay DSG và được lấy từ vị trí tương đương trên một bộ nguồn khác, hoặc bạn có thể tra cứu các
    thông số: U max – điện áp cực đại, I max – dòng cực đại, và P max
    – công suất cực đại, các thông số trên nếu chúng tương đương là thay
    được.

    Địa chỉ tra cứu đèn Mosfet ở đây

    * Cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp 5V STB trên dây mầu tím

    do_5v_stb-2

    Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây mầu tím nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.

    ________________________________________________________________________________________

    Trường hợp 3
    – Phát hiện thấy đứt cầu chì, chập một hoặc nhiều đi ốt, đứt điện trở nhiệt.
    – Đo đèn công suất của nguồn cấp trước thấy bình thường nhưng hai đèn công suất của nguồn chính bị chập CE

    Các bước sửa chữa
    * Tháo hai đèn công suất của nguồn chính đang bị chập ra ngoài

    thao-cs

    Tháo hai đèn công suất ra ngoài

    * Sau đó bạn thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt bị hỏng.

    thay_f-d
    Thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt bị hỏng
    => Sau đó cấp điện cho bộ nguồn, đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính xem có điện áp chưa và có cân bằng không ?

    dodienap

    – Đo điện áp trên hai tụ lọc phải có điện áp 150V và điện áp trên hai tụ phải bằng nhau.

    – Trường hợp đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, bạn cần phải thay hai con điện trở đấu song song với hai tụ này.

    – Nếu điện áp trên hai tụ điện vẫn bị lệch thì bạn cần phải thay hai tụ điện mới.

    – Nếu điện áp trên hai tụ này bị lệch thì nguồn cho dòng yếu và hay bị chết các đèn công suất của nguồn chính.

    * Đo kiểm tra điện áp 5V STB trên dây mầu tím

    do_5v_stb-2
    Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây mầu tím
    nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.

    * Bước sau cùng là bạn thay hai đèn công suất mới cho nguồn chính.
    – Bạn có thể thay các đèn công suất tương đương (nếu không có đèn đúng số)
    – Đèn tương đương là đèn có cùng chủng loại BCE được lấy từ vị trí tương đương trên một bộ nguồn khác, hoặc bạn có thể tra cứu các thông số: U
    max – điện áp cực đại, I max – dòng cực đại, và P max – công suất cực đại, các thông số trên nếu chúng tương đương là thay được.

    Địa chỉ tra cứu đèn Mosfet ở đây

    Ở trường hợp 3 này – nguyên nhân chập hai đèn công suất thường do điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính bị lệch, vì vậy khi kiểm tra thấy các
    đèn công suất của nguồn chính bị chập, bạn cần kiểm tra kỹ hai tụ lọc nguồn và hai điện trở đấu song song với chúng, sau khi thay thế các tụ
    và điện trở này, điện áp đo được trên hai tụ phải bằng nhau và bằng 150V


    Ví dụ – Nếu đứt R3 ở trên thì điện áp trên hai tụ sẽ lệch nhau, trên tụ C1 chỉ có 100V trong khi tụ C2
    có 200V, trường hợp này khi chạy sẽ gây hỏng các đèn công suất của nguồn chính sau ít phút hoạt động

    Khi các tụ lọc này bị khô cũng gây ra cho điện áp ở điểm giữa bị lệch, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ các tụ lọc nếu điện áp trên hai tụ này lệch nhau


    Xem lại bài học về kiểm tra tụ điện ở đây

    Nguồn: hocnghe.com.vn

  • Read Full Post »