Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Mainboard’ Category

Hôm nay là lễ 30/4, được nghĩ ở nhà nên định vào chăm sóc cái web: http://lqv77.com nhưng server lại bị lỗi. Thĩnh thoãng vẫn bị do phải HOST chung với nhiều Web khác mà. Thường thì báo bên quản lý server nhờ reset server lại là xong, nhưng hôm nay chắc họ đi chơi lễ hết hay sao mà PM = yahoo, nhắn tin và call = điện thọai đều không được. Bó tay Lễ với lộc.

Bèn buồn hiu vào phiên bản “dự phòng” này POST bài.

Vào năm 2005 khi tham gia một forum mang tên http://vnechip.com tôi có 2 bài viết: “Làm gì khi máy tính không hình không tiếng” và bài “Hướng dẫn sử dụng card test main”. Nhưng 2 bài này tách riêng và chỉ có giới thiệu dưới bài một liên kết là nếu không được thì phải dùng card test mainboard.

Vừa qua, lọat bài viết chuyên về “hướng dẫn sửa mainboard” của tôi chú trọng đối tượng là anh em KTV sửa chữa. Yêu cầu phải có kiến thức điện tử cơ bản tối thiểu thì mới “đọc nổi”. Đa phần là anh em đã qua nghề “sửa chữa điện tử” mới theo nổi mà thôi.

Nên hôm nay, tôi sẽ bắt đầu lại từ bài “Hướng dẫn sử dụng card test mainboard – 2009 version” này với ý đồ mở rộng đối tượng đến các vọc sĩ không chuyên về “điện tử” có thể sử dụng tool này phục vụ cho công việc hoặc nhu cầu “vọc” của mình.

Tôi không quảng cáo card test hay giới thiệu dài dòng như phiên bản trước, hãy tự tìm hiểu thêm bài viết cũ nhé. Tôi sẽ đi thẳng vào hướng dẫn cụ thể cách sử dụng.

Dĩ nhiên, mọi người phải trang bị 1 card test main rồi, lọai bình thường giá khoảng 50k là có thể mua được. Có bán tại các cửa hàng vi tính hay khu vực Chợ Nhật Tảo Tp. HCM hoặc lên mạng thì thấy quảng cáo tùm lum luôn.

Yêu cầu tối thiểu cho card test này:
– Có các LED báo nguồn chính 5V, 12V, 3v3 <– Cái này cũng không quan trọng lắm, vì khi thiếu 1 trong các mức nguồn chính này bộ nguồn lập tức cua ngay. Đa phần tôi nhìn các đèn báo nguồn này để xác định card có tiếp xúc tốt với khe cắm PCI không mà thôi. Cho nên nếu card test không có cũng không sao. Về cơ bản nên có.
– Có LED báo CLK: <– Báo hiệu xung clock đã họat động tốt.
– Có LED RST: <– Đèn này sẽ sáng rồi tắt để báo hiệu đã có xung reset. Xung này rất quang trọng và thường bị mất khi một trong các yếu tố như nguồn cấp hay xung clk… trên main bi mất hoặc thiếu.
– 2 hoặc 4 LED 7 đoạn để báo mã POST: <– Cái này là không thể thiếu và nó chính là chức năng cơ bản nhất của Card test.

Ngòai ra, một số card test lọai mới có thể sẽ không có hoặc có thêm một số đèn báo khác như: Frame/OSC, BIOS/IRDY, RUN

– Do các LED này không thống nhất giữa các nhà sản xuất nên nó sẽ chạy trên một số mainboard và không chạy trên một số mainboard khác. Nên 3 LED này (tên thì đến 5 lọai) thật ra gần như 1, khi main đã chạy thì sẽ sáng hoặc nhấp nháy.

– Đối với các bạn mới tập tành sử dụng thì chỉ nên mua lọai 2 LED 7 đoạn và 8 hoặc 9 LED báo nguồn và chức năng là OK rồi.


Dạng này là OK giá chỉ khoảng 50k VND thôi.

Các hạn chế của lọai card test main thường này:

Không hổ trợ cho các dòng main mới chipset từ 9xx trở lên, main ECS, INTEL, GIGABYTE đời mới có thể không nhận luôn hoặc báo mã lung tung và dừng chết ở các mã 26, C0, FF cho dù main có chạy hay không chạy.

Để khắc phục thì phải mua card xịn mắc tiền, để sử dụng rành đi rồi tính tiếp.

Trở lại với phần “Hướng dẫn sử dụng card test main – 2009 Version”

Khi một PC bị không hình không tiếng, dĩ nhiên đối với 1 bạn có kinh nghiệm thì sẽ làm một số thao tác như chùi RAM, chùi card VGA, thay thử CPU… cuối cùng kết luận hư main sau khi đã dùng hết tất cả các phép “lọai trừ”. <– Dạng này rất nhiều, gần như chiếm đa số và có một mẫu số chung là “không biết sử dụng card test main”.

Khi một máy tính không lên hình đến chổ tôi. Việc đầu tiên là tôi cũng cắm thử nguồn và bấm power nghe coi có tiếng gì không???

Nếu có tiếng BEEP thì đơn giản rồi đúng không? Nhiều bạn có kinh nghiệm chỉ cần nghe tiếng BEEP này là có thể xử lý được rồi.

Một trường hợp có tiếng BEEP nhưng có kinh nghiệm đến đâu cũng xử lý không được đó là:

Máy kêu BEEP dài (nghi lỗi RAM), tháo RAM ra thử vẫn BEEP dài, vệ sinh RAM cắm vào lại thì hết BEEP dài nhưng vẫn không lên hình.

Lỗi này có các nguyên do sau:

– Lỗi VGA (nếu VGA onboard thì chết chắc), nếu VGA rời thì có khả năng lỗi card VGA hoặc mất nguồn VGA trên main.
– Lỗi RAM
– Lỗi đường nguồn RAM trên main.
– Lỗi buss RAM
– Lỗi chip Bắc.

Bạn sẽ rất khó khăn khi xác định lỗi này nếu không có “card test main“. Có thể bạn sẽ dùng 1 thanh RAM khác và 1 card màn hình khác để “loại trừ”.

Nếu dùng card test main:

Nếu có tiếng BEEP thì đa phần là main + CPU đã chạy: Lỗi chỉ còn là RAM và VGA mà thôi, lúc này card test main sẽ chạy và hiện số lên rồi.

Nếu quan sát thấy card test main nhảy số: C0, C1… D0, D1… EA… 7F… FF thì 100% main + CPU + RAM đã chạy hoàn hảo vấn đề không lên hình là do lỗi VGA mà thôi. Thử vệ sinh khe cắm AGP, thay thử AGP khác. Nếu VGA On Board thì chia buồn luôn.

Nếu Card Test Main hảy số: C0, C1.. rồi dừng C5, C6 hay D5, D6, EA thì lỗi là do RAM, buss RAM, chip Bắc. Bỏ qua kiến thức về điện tử thì chỉ còn thay thử thanh RAM. Nếu vẫn không được thì lỗi có thể do buss RAM hoặc chip Bắc.

Rỏ ràng trong trường hợp này nếu không có card test main thì rất khó xác định thành phần nào bị lỗi.

Vậy nếu máy không có tiếng BEEP?

Kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ dùng lại ở các bước:

– Thay thử nguồn, RAM, CPU hoặc đem từng món sang máy khác mà thử… cuối cùng sau gần 30 phút đến 1 giờ thì kết luận hư main.

Nếu dùng card test main:

Trước tiên, tôi sẽ rút hết các dây cáp tín hiệu và cáp nguồn của tất cả thiết bị. Chỉ chừa lại đúng main + CPU + RAM + Card test Main. Bật máy và quan sát “card test main“.

Bỏ qua trường hợp hư nguồn ATX, và main không kich được nguồn vì 2 trường hợp này 1 là thay nguồn tốt là lọai trừ được ngay.

Bỏ qua luôn trường hợp kích nguồn quạt quay được chút xíu rồi tắt vì lỗi này 100% là do chập nguồn main.

Còn lại là kích nguồn, quạt quay nhưng không beep, không lên hình.

Quan sát Các led trên card test main:

– Các LED báo nguồn 5V, 12V, 3v3 thường là đầy đủ, chỉ thếu khi ta cắm card không tiếp xúc tốt mà thôi. <– Kết luận bộ nguồn ATX đủ.
– LED CLK: phải sáng Mất xung reset –> Main hư. Nếu nó sáng rồi tắt thì bấm thử nút reset nếu nó tiếp tục sáng rồi tắt thì xung reset đã OK.

Quan sát các LED chức năng xong thì tiếp theo là theo dõi các LED 7 đoạn (LED hiện số):

– Nếu không hiện gì: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main.

– Nếu hiện ngay FF hoặc C0: vẫn như trên: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main.

– Nếu nhảy C0, C1 hoặc D0, D1: Lỗi này cũng do main và CPU chưa chạy, nhưng có thể do nguồn cấp cho CPU không ổn hoặc main không support CPU.

– Nếu card test báo lung tung (tắt mở lại thì báo lỗi khác) đa phần do lỗi BIOS hoặc card test đểu xuất code là Rác không có ý nghĩa gì.

– Nếu card test báo 26: đa phần là do card test đểu nên hiện lỗi sai. Thường gặp ở main INTEL và GIGABYTE.

– Card test báo 05, D6, C5 (tùy lọai BIOS) thì lỗi là do chính BIOS.

– Card test báo 7F: main đã chạy, đã lên hình, màn hình đang dừng tại thông báo bấm F1 để tiếp tục. Nếu cắm bàn phím rồi, nhấn phím F1 thì card test sẽ nhảy tiếp và báo FF là coi như main OK. Nếu vẫn chưa lên hình thì lỗi là do VGA mà thôi.

Trên đây là những mã lỗi thông dụng nhất, muốn biết cụ thể hơn thì phải xác định BIOS của hãng nào, đời nào rồi tra bảng chính xác tương ứng của nhà sản xuất chip BIOS. CÓ thể tham khảo các bảng tra tại:

http://www.postcodemaster.com/

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

1. Xác định chân (Vcc) Nguồn RAM ddr 1: 2V5

ddr-lqv77Trên hình minh họa là các chân có tể đo áp Vcc cho Ram drr1. Nhưng để cho dễ nhớ, tôi xin gợi ý các chân sau:

– Chân số 7: tìm chân số 1 (có ghi số 1 trên khe cắm RAM) đếm đến chân số 7.

– Chân 184: tìm chân số 184 (có ghi trên khe cắm RAM)

– Chân số 143: riêng tôi thì dùng chân 143 này, vị trí thì “từ ngàm chống cắm ngược cách ra 1 khe – khe bên trái (khe RAM dựng đứng) – bên dài là 143”. Ưu điểm là tôi khỏi phải nhớ là chân số mấy. Chỉ cần cách ngàm chống ngợc 1 khe là OK.

2. Xác định chân (Vcc) nguồn RAM ddr2: 1v8

image0024– Ram DDR2 này thì thì nhắm mắt làm theo cách của tôi (ngàm chống ngược cách về 1 khe – đầu dài – bên trái) tức chân 183 là OK. Còn mọi người thích nhớ cách sao thì tùy.

3. Xác định chân (Vcc) nguồn RAM ddr3: 1v5

image0032– Ram DDR3 này thì cách của tôi vẫn đúng (ngàm chống ngược cách về 2 khe – đầu dài – bên trái) tức chân 51 là OK. Còn mọi người thích nhớ cách sao thì tùy.

4. Cách xác định mosfet nguồn RAM:

– Nguồn RAM thường có dạng như hình sau:

image0054– Như vậy chân S của mosfet sẽ nối thẳng đến chân Vcc của nguồn RAM. Dùng phép đo thông mạch thì ta có thể xác định được mosfet nào là mosfet nguồn RAM. Như hình minh họa dưới đây:

image0112

5. Các mạch nguồn RAM thông dụng:

– Sau khi xác định mosfet nguồn RAM thì cần xác định IC nguồn RAM. Các lọai thông dụng sau:

image0063IC nguồn RAM LT1575

image0092IC nguồn RAM W83310

image0101IC nguồn RAM W83310 (Vẽ đơn giản lại)

image013IC nguồn RAM ISL6225

image017IC nguồn RAM LM324

6. Kinh nghiệm sửa chữa mạch nguồn RAM:

– Thực ra các dạng mạch và IC ổn áp cho RAM ta có thể dễ thấy trong các mạch ổn áp cho chipset hay ổn áp cho AGP… Khác nhau ở chổ nó cấp cho cái gì và mức áp cần là bao nhiêu. Và mạch sẽ cân chỉnh và thiết kế để cho ra ức áp đúng yêu cầu.

– Vì vậy việc sửa chửa các mạch ổn áp nguồn gần như giống nhau. Đo mosfet, thay thử IC nguồn, thay các tụ lọc nếu bị phù hoặc nghi ngờ bị khô. Do nguồn RAM dòng không cao bằng CPU nên có thể lấy mosfet CPU thay cho RAM nhưng ngược lại thì không được vì dòng của CPU rất cao.

7. Mạch nguồn cho AGP:

– Phân tích tương tự như RAM, chỉ khác cách xác định chân (Vcc) nguồn mà thôi. Cách của tôi thì “luôn đúng”.

image015

– Mạch thì cũng dùng như chipset, RAM nên không có gì để nói. Cách xác định mosfet nguồn AGP cũng như RAM.

8. Kết luận và yêu cầu của bài:

– Phải biết xác định được chân (Vcc) của RAM hoặc AGP.

– Đa số main thì mất nguồn RAM cpu vẫn load và sẽ phát ra tiếng tít dài báo lỗi RAM. Nhưng cắm RAM vào vẫn báo lỗi.

– Một phần còn lại thì mất nguồn RAM sẽ gây mất xung Reset. (Không sáng rồi ắt, hoặc sáng hòai).

– Nếu báo lỗi màn hình xanh như lỗi RAM mà RAM đem qua máy khác chạy tốt thì kiểm tra lại các tụ lọc nguồn RAM có thể bị phù hoặc khô gây tình trạng tương tự như lỗi RAM.

– Phân tích tương tự với nguồn AGP.

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

Trên mainboard có 3 mạch ổn áp nguồn chính đó là VRM ổn áp nguồn cho CPU, nguồn RAM và nguồn cấp cho chipset. Nguồn cấp cho CPU và RAM rất dễ xác định vì nguồn CPU có thể đo qua cuộn dây lọc ngỏ ra. Còn RAM thì đo ở các chân tương ứng như chân 143 của DDR… Còn nguồn cấp cho chipset thì chỉ xác định bằng kinh nghiệm là chủ yếu.

cacmach-regu– Theo sơ đồ trên, chip Bắc và chip Nam sử dụng cùng lúc rất nhiều nguồn khác nhau.

– Chip Bắc: Dùng nguồn Vcore, Vcc RAM và dùng thêm nguồn 1v5 và 1v8

– Chip Nam: Dùng trực tiếp 5V, 3v3 và 5V STB từng nguồn chính và cũng dùng thêm nguồn 1v5 và 1v8.

– Vậy khi nói đến nguồn cho chipset tì chủ yếu là nói đến nguồn 1v5 và 1v8 này thôi.

Cách xác định mạch:

– Như đã nêu trên thì việc xác định mạch nguồn cho chipset chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Sau đây là vài kinh nghiệm:

– Mạch ổn áp cho hai Chipset thường nằm trong khu vực giữa hai Chipset.
– Khi hoạt động chân S thường có 1v5 đến 1v8
– Mạch thường sử dụng IC 8 chân để điều khiển Mosfet.
– Một số Mainboard đời mới sử dụng nguồn xung như mạch VRM của CPU vì vậy mạch có các cuộn dây

Lưu ý:

– Trên các đời Mainboard khác nhau sử dụng nhiều loại mạch ổn áp khác nhau.
– Các loại Chipset khác nhau sử dụng nhiều loại điện áp khác nha.

onap-chipset

mosfet-onap

Sơ đồ nguyên lý các dạng mạch thông dụng:

onap-chipset-2

– Đây là dạng mạch tổng quát thường gặp nhất để hạ áp và ổn áp từ 3v3 xuống 1v5 hoặc 1v8 cấp cho chipset. Theo dạng này thì nếu ta đo chân S có 1v5 hoặc 1v8 thì đó là mosfet nguồn chipset.

onap-chipset-31Dạng sử dụng IC LT1575

lm324mDạng dùng IC LM324 (rất thông dụng)

lm324-3Dạng 2 mạch nối tiếp nhau (IC LM324)

rt9214Dạng có cuộn dây và tụ lọc như ở mạch Vrm (IC RT9214)

1117Lọai dùng ic ổn áp có hồi tiếp (IC LM1117)

lm1117Hình dáng mạch và IC trong thực tế

Kinh nghiệm sửa chữa:

– Khi kiểm tra các mức nguồn thì chỉ cần đo chân S các mosfet khu vực gần các chipset và giữa 2 chipset. Nếu có 1v5 hoặc 1v8 là OK (Đối với chip INTEL còn chip VIA, SIS, NVidia… sẽ khác chút xíu)

– Tùy từng dạng mạch cụ thể mà phải phân tích tìm cách sửa phù hợp. Quan trọng nhất là nó thuộc dạng nào. Xác định ic nào điều khiển mosfet nào và tìm ic tương đương để thay.

– IC LM324 và LM1117 rất thông dụng nên khỏi lo không có chip thay. Vẫn dùng cả trong mạch ổn áp nguồn RAM.

– IC RT9214 là dạng có lọc C – L nên có thể đo áp ra như mạch Vrm của CPU. Có thể thay tương đương bằng APW7120. Dạng này thường thấy ở mạch ổn áp nguồn RAM.

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

Sau khi kiểm tra các mức nguồn cấp trên main bo đều tốt, xung CLK cũng tốt thì chúng ta sẽ quan tâm đến “xung Reset”.

Vậy xung reset là gì ?

– Rất nhều bạn tắc mắc về điều này, comments hoặc post vào forum thậm chí gởi mail hỏi lqv77 tôi vậy “xung reset” là gì?

– Để dễ hình dung tôi có 2 ví dụ:

  1. Nói về nguyên cái máy tính trước nhé: Khi ta bấm nút power ON của máy tính, trước tiên máy tính sẽ thực hiện quá trình  POST (Power ON Salf Test) tạm dịch “các phép kiểm tra cơ bản khi bật nguồn” 1 dạng điểm danh toàn bộ các thiết bị khi gọi đến thiết bị nào thì thiết bị đó phải trả lời “có” nếu không thì nó sẽ gọi mãi và mã tên của nó sẽ hiện hòai trên “card test” hay còn gọi là “post card”. Nếu đã “điểm danh” xong thì nó sẽ hiện mã FF trên card test và tiến hành load phần boot trong ổ cứng để khởi động hệ điều hành. Hơi khó hiểu, thôi qua ví dụ 2.
  2. Nói vu vơ cái nhé. Bạn vào lớp: lớp trưởng sẽ điểm danh trước giờ học. Lớp trưởng gọi ai người đó trả lời “có” sau khi tất cả đều “có” thì lớp trưởng mới báo với giáo viên là tất cả đều “đủ” <– Cái “đủ” này chính là xung reset sau cùng phát lên trên card test. Còn nếu lớp trưởng kêu tên thằng V mà thằng V không trả lời, thế là thằng lớp trưởng cứ kêu V hòai <– Cái này là dạng đèn “Reset” sáng hòai và ta biết rằng Lớp chưa “đủ” và mạch reset không hoàn hảo hay còn gọi là mất xung reset. Còn nếu thằng lớp trưởng nghĩ học thì rất dễ hiểu đèn reset sẽ không sáng vì không có thằng điểm danh lấy ai trả lời, lấy ai báo cáo <– Mất xung reset.

– Trở lại với mainboard: khi mạch reset “điểm danh” tất cả các thành phần trên main, nếu có thành phần nào không trả lời thì đèn reset sẽ sáng hòai -> Mạch reset lỗi. Còn tất cả đều đủ thì đèn reset sẽ sáng rồi tắt -> Mạch OK. Còn đèn không sáng thì 100% mạch reset bị hỏng.

Cách kiểm tra “xung Reset”:

mat-rstQuan sát đèn Reset trên card test. Nếu đèn sáng rồi tắt là mạch reset tốt. Khi đó ta cần xác định lại bằng cách nấn nút reset nếu đèn cũng sáng rồi tắt khi ta thả nút reset là mạch reset hệ thống tốt. Còn đèn reset không sáng hoặc đèn reset sáng hòai thì cũng đều là mạch reset bị lỗi.

Lỗi thường gặp:

Vậy lỗi của mạch reset này là “mất tín hiệu reset”: cả hai trường hợp đèn reset không sáng hoặc đèn reset sáng hòai đều là “mất tín hiệu reset”.

Cách xử lý:

– Cần nhớ là chúng ta đã kiểm tra tất cả các mức nguồn cấp cho mainboard và xung clock đã tốt rồi mới kiểm tra xung reset này.

– Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến mất xung reset:

  1. Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main <- Cái này là lãng nhách nhất
  2. Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset
  3. Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset
  4. Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP
  5. Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock)
  6. Chưa gắn CPU vào Mainboard – mạch VRM không hoạt động
  7. Mạch VRM có sự cố (mất áp Vcore)
  8. Lỗi chipset NAM.

– Rỏ ràng, nguyên nhân thứ  nhất thật lãng nhách. Còn các nguyên nhân từ 2 đến 7 là thuộc về các bước kiểm tra nguồn. Chỉ còn lại chipset NAM. Vì vậy nếu mất xung reset thì kiểm tra Jumper Clear Cmos, kiểm kỹ lại các mức áp nguồn, còn lại là chipset NAM.

– Kinh nghiệm thực tế thì đa phần là do chipset NAM (vì mình đã phải kiểm nguồn từ bớc trước, còn jumper clr cmos thì phải kiểm tra ngay từ đầu). CHo nên phải “Hấp” lại chip, “đá” chip, “làm lại chân” hoặc thay chip khác.

– Xem thêm bài về chip NAM:  Tại đây.

– Tham khảo thêm các bài thảo luận trong forum: Tại đây.

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

1. Kiểm tra mạch kích nguồn:
– Đa số main đều không cần CPU (trừ một số main INTEL là bắt buộc phải có CPU mới kích được nguồn).
– Nếu kích nguồn không được thử tháo giắc 12V (4pin) ra kích thử nếu được thì vấn đề 100% nằm ở mạch VRM bị chạm chập.
– Kích ép: nếu lỗi chỉ là mosfet đảo hay gì đó nhẹ, kíc ép sẽ chạy bình thường. Kích ép mà cũng không được thì chạm chập nặng rồi đó.
– Đo 5V (hoặc 2v5–>5V) tại pin PS-ON. Nếu mất: Dò Pin PS-ON -> Chip NAM hay SIO. Vào thằng nào đập thằng đó. (Nếu chip NAM thì kiểm nguồn và thay thử thạch anh của chip nữa nhé)
– Dò mosfet đảo (hoặc IC đảo): chân xanh -> (qua) cổng đảo (hay trực tiếp)-> SIO ; Đập cổng đảo hoặc SIO.

Hư hỏng chính: chết mosfet đảo, lỗi SIO, lỗi chip NAM.

2. Xung clock: sẽ chạy ngay khi kích được nguồn mà chưa cần cắm CPU, Kiểm tra CLK và sửa ngay bước 2 này. Thường chỉ khò lại, thay thạch anh và thay IC clock là hết bài.

3. Kiểm tra các mức nguồn:
– Vcore; mạch VRM <– Quan trọng và dài dòng nên không nêu thêm.
– Nguồn RAM <– Quan trọng thứ 2 sau Vcore.
– Nguồn chipset NAM, BẮC, AGP <– Quan trọng thứ 3 nhất là pan nóng chip do nguồn cấp cho chip sai.

4. Xung reset:
– Thường thì xong việc kiểm tra nguồn thì phải có reset nếu không chỉ còn chip NAM. Hấp, đá, làm lại chân hoặc thay.

5. Đủ tất cả mà vẫn không boot, card test chưa chạy:
– Chỉ còn socket CPU và chip Bắc <– Lỗi này 10 cao thủ chết hết 10
– Phải đập socket trước (tháo nắp vệ sinh, hấp socket…)
– Kế đó đập chip Bắc (Hấp, đá, làm lại chân, thay) <– Cực và khó nhất (chủ yếu do thiếu tool).

lga775install_socket
6. BIOS:
– Thực ra pan bios chỉ nằm cuối cùng thôi nhưng vì bước 5 thì quá chua nên mọi người hay làm bước 6 này trước “hy vọng” chụp mũ được.

Kết luận:
– Khá nhiều người vướng bước 5. smile.gif Đành chịu hết bài rồi thì trả thôi. Mình thua đem ra thằng khác cũng thua thôi đừng lo trư phi chổ nào đủ tool và đủ điều kiện làm. Nói thiệt làm ban bước 5 này chua hơn giấm. Chừng ế hàng thì mới chịu làm chứ không thì smile.gif .
– Trên đây là “bài bản” để xử lý những bệnh “bình thường” của mainboard thôi. những bệnh lạ dạng “khùng khùng”, “chập chờn”, “khó hiểu”… thì để dành cho mọi người tự nghiên cứu (mò đó mà).
– Trên nguyên tắc là còn biết cách nào thử được thì cứ thử.
– Những “chiêu” nhỏ nhặt như tháo pin, clear cmos (đôi khi khách làm mất cái jum CLR CMOS cũng làm main không chạy). Tháo bios ra khỏi socket cạo sạch chân hay “tắm” với “ô mô”, thậm chí chỉ đứt mạch môt chút xíu… thì những người thợ “có kinh ngiệm” đều đã làm rồi nên tôi không nhắc làm gì.

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

Cách nhận dạng:

  • Mạch gồm 1 IC Clock và một Thạch anh 14.3 đi kèm.
  • Chỉ cần tìm được Thạch anh 14.3 thì IC bên cạnh chính là IC clock.

idt-cv115-2-smallmach-clocgen

mach-clocgen2ic-daodong2

Nhiệm vụ:

  • Thạch anh 14,3MHz tạo ra dao động chuẩn là 14,3 MHz, sau đó các mạch tạo xung Clock sẽ lấy dao động chuẩn từ thạch anh rồi nhân với một tỷ lệ nhất định tạo ra các tần số xung Clock khác nhau cung cấp cho các thành phần của Mainboard.

Lỗi thường gặp:

  • Mất xung clock dẫn đến mainboard hoàn toàn tê liệt. Khi mất xung clock kich nguồn quạt quay máy không boot.

Cách kiểm tra:

  • Sau khi kiểm tra các mức nguồn chính trên mainboard như  Vcore, nguồn RAM, AGP, chipset Bắc, NAM thì quan sát đèn CLK. Nếu đèn sáng thì mạch xung clock tốt.

denclk

Cách xử lý:

  • Hàn, Khò lại IC clock.
  • Thay thử thạch anh 14.3 (phải đúng 14.3)
  • Thay IC clock (phải đúng số hiệu)

Nếu sau khi xử lý, kiểm tra lại thấy đèn CLK sáng là mạch tạo xung clock đã họat động tốt.

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

Đây là lỗi thường gặp nhất (Chiếm gần 70-80%) khi một mainboard bị hư. Nắm rỏ cách xử lý lỗi này là đã gần như sửa được mainboard.

Xem thêm bài “Mạch cấp nguồn cho CPU” tôi đã đề cập đến vấn đề này. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn thêm những bước kiểm tra cụ thể hơn.

Trong bài viết trước tôi đã trình bày cách kiểm tra nguồn Vcore. Khi đó nếu gắng CPU vào và đo tại đầu cuộn dây ngỏ ra của mạch. Nếu =0V thì có 2 khả năng. 1 CPU không tiếp xúc tốt, không được support hoặc mạch logic VID có vấn đề.

Cách tốt nhất để kiểm tra mạch Vrm có họat động hay không là dùng 1 CPU tải giả cắm vô thì đo check point luôn cho chắc ăn. Nhiều trường hợp gắng CPU thiệt mạch không chạy nhưng gắng CPU tải giả thì mạch chạy. Vì CPU tải giả câu VID trực tiếp –> Vcore = 1.75V

478

Trước tiên cần xác định IC giao động và IC driver là những IC nào. Nếu đã có kinh nghiệm thì nhìn vào biết ngay. Nhưng các bạn mới thì hơi khó khăn tí.

image0111

Xem lại mạch lý thuyết để hình dung mạch.

image0072

Theo sơ đồ mạch này thì tại ngỏ ra là cuộn dây sẽ có 1 đường hồi tiếp về IC giao động. Nên ta sẽ dùng cách đo trở kháng từ đầu cuộn dây đến chân các IC xung quanh. Sẽ tìm được chính xác IC giao động. Xem hình minh họa.

tim_ic-ddĐể xác định thêm chính xác, cần tra thông tin datasheet con IC vừa tìm được (cách trước đây tôi thường làm cho đến khi nhìn là biết con nào là con nào) và kết luận nó có phải là IC giao động nguồn Vcore hay không.

Datasheet của một số IC điều xung, driver cấp nguồn cho CPU:

ADP3110ADP3180 – ADP3181 – ADP3188 – ADP3163ADP3168ADP3198ADP3416ADP3418ADP3421

FAN5019 – FAN5090

– ISL6316 – ISL6556 – ISL6561 – ISL6566

RT9241RT9245RT9600RT9603RT9602

Nếu mất nguồn Vcore mà vẫn kích được nguồn thì đa phần là do chết IC giao động hoặc ic driver. Tìm và thay thử các IC này.

Còn lại là mosfet bị đứt mối nối, phải tháo từng con ra đo thì mới biết được. Xem thêm bài: Cơ bản về mosfet.

Nếu tụ bị phù hoặc khô thì mạch chỉ không hoàn hảo thôi (kén CPU hoặc khi nhận khi không) chứ không mất hẳn Vcore như trường hợp này.

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

Đây là lỗi thường gặp nhất ở mainboard. Vì một trong các thành phần trên main hư đều dẫn đến tình trạng như trên.

Trong trường hợp này trợ thủ đắc lực nhất chính là “Card Test Mainboard“. Cần tang bị một card test hổ trợ nhiều đời main, báo lỗi chính xác (một số card bị đơ lỗi C0, C1, D0, D1 và nhất là đơ tại mã 26 trong khi mainboard vẫn chạy bình thường <– Nếu gặp lọai card này thì khó lòng mà sửa được main cho tốt được). Xem thêm các bài viết về card test main trên BLOG của lqv77 tôi (Bài 123).

Bước 1: Kiểm tra nguồn cấp cho CPU (Vcore)

– Để kiểm tra, tốt nhất là trang bị 1 CPU tải giả. Khi gắn CPU tải giả vào nếu mạch còn chạy lập tức sẽ có mức nguồn Vcore tại đầu cuộn dây ngay. Một số trường hợp dùng CPU thiệt mạch vẫn không chạy. Nên tôi khuyên là nên dùng CPU tải giả. Thêm vào đó trên lưng CPU tải giả còn có check point của các mức áp chuẩn để đo kiểm tra ngay như Vcore, PG_good, Reset…

– Chi tiết về mạch này tôi đã có bài viết: Mạch cấp nguồn cho CPU. Trong bài viết này tôi chỉ hướng dẫn thêm cách kiểm tra và gợi ý cách sửa chữa cho mạch này mà thôi.

image0111– Hình trên là sơ đồ mạch cấp nguồn cho CPU. Mạch gồm 1 IC tạo xung (điều xung) 1 IC đảo pha (có khi 2 IC này nhập thành 1) L1 là cuộn dây ở ngỏ vô. Hai mosfet (có khi là 3 mosfet) kết hợp với 1 cuộn dây (L2 như hình) sẽ tạo ra 1 pha cho áp Vcore cấp cho CPU. Và có bao nhiêu cuộn dây ở ngỏ ra thì sẽ có bấy nhiêu Pha. Ta chỉ lưu ý: áp ra đo được ngay tại đầu ra của cuộn dây chính là Vcore (khoảng 1V2 -> 1V5 tùy theo CPU).

image0072– Đây là 1 sơ đồ mạch thực tế gồm 3 pha. 1 IC tạo xung, 3 IC đảo pha, 6 mosfet, 3 cuộn dây ở ngõ ra. Như hình thì ta thấy 3 đầu cuộn dây đấu chung nên dễ thấy áp tại đây sẽ bằng nhau.

image012– Nếu đo tại đầu cuộn dây có 1V2 -> 1V5 thì coi như mạch Vcore đã “chạy” và CPU phải nóng lên.

– Nếu mất áp tại đây thì CPU sẽ không chạy và mainboard sẽ hòan tòan không chạy (Đa số mainboard hư chổ này).

– Vì vậy: khi mainboard không chạy việc đầu tiên là “Kiểm tra áp Vcore”.

Nếu mất áp Vcore (rất thường xảy ra) thì:

Xem bài viết: Mainboard mất áp nguồn Vcore và cách xử lý

Bước 2: Kiểm tra tín hiệu xung clock

Bước 3: Kiểm tra tín hiệu reset.

Bước 4: Card test main phải chạy

Bước 5: Kiểm tra nguồn cấp cho chipset

Bước 6: Kiểm tra nguồn cấp cho RAM và bus RAM.

Bước 7: Kiểm tra và nạp thử chip BIOS ROM nếu cần.

Bước 8: Màn hình phải hiện lên, phải có tiếng Beep;

Bước 9: Kiểm tra kết nối bàn phím chuột

Liệt kê sẳn từ từ viết tiếp… mọi người thông cảm

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

Nên xem bài:  Chip cầu NAM Chip SIO trước khi xem bài này.

Mạch kích nguồn cho mainboard

Các thành phần của mạch:

– Chân Power On (màu xanh lá cây) của giắc cắm 20pin / 24pin của bộ nguồn ATX cắm lên mainboard.

– Nguồn 5V STB (dây tím cấp trước).

– Công tắc Power On nối với 2 pin Power ON trên panel pin.

– Chip SIO.

– Chip cầu NAM.

– Mosfet đảo hoặc IC đệm (nếu có).

Mạch có 3 dạng chính:

ko-kich-nguon-01

ko-kich-nguon-02

ko-kich-nguon-03Khi chưa kich nguồn (chưa bấm công tắc):

– Chân Xanh là phải có từ 2.5 -> 5V

– Nguồn 5V STB; dây tím phải có 5V

– 2 Pin kết nối với nút Power On trên thùng máy phải có một chân từ 2.5V -> 5V.

– Chip SIO và Chip cầu NAM không nóng

Khi kích nguồn (bấm nút công tắc):

– Chân xanh lá = 0V.

– Nguồn 5V STB vẫn đủ 5V

– Chip Nam hơi ấm lên tí.

Lỗi thường gặp: Mainboard Kích nguồn không được.

Nguyên nhân và cách xử lý:

Bước 1: Cần xác định mạch kích nguồn dạng nào?

– Dò mạch (thang đo ôm x1) chân Xanh lá và các chân chip SIO. Nếu không có trở kháng ~0 ôm -> Dạng 1: có mosfet đảo hoặc ic đệm

– Nếu Mạch dạng 1: Chân xanh lá không vào trực tiếp chip SIO mà phải qua một mosfet đảo (hoặc IC đệm). Thường thì mosfet này (hoặc IC đệm) chết dẫn đến không kích được nguồn. Tìm ra mosfet đảo này thay là OK. Trường hợp khác mosfet đảo bị chập D-S thì máy cứ luôn trong trạng thái “chạy” bật nguồn tự chạy, hoặc shutdown xong tiếp tục “chạy”. <– Trường hợp này cũng thường gặp.

– 2 pin nối với nút công tắc thì 1 nối mass 1 gọi là chân kích PSON. Chân này phải có mức cao (2V5-> 5V)

– Dò mạch (thang đo ôm x1) chân kích PSON và chip SIO. Nếu có trở kháng ~0 ôm -> Dạng 3: Chân kích PSON do SIO quản lý

– Trường hợp còn lại là dạng 2: Chân kích PSON do chipset NAM quản lý

Bước 2: Kiểm tra mức cao (2V5 -> 5V) tại chân PSON

– 2 pin nối với nút công tắc thì 1 nối mass 1 gọi là chân kích PSON. Chân này phải có mức cao (2V5-> 5V) nếu mất thì Chip NAM hoặc SIO bị lỗi (xem nó thuộc dạng nào để kết luận)

Bước 3: Kiểm tra xem chip NAM có bị nóng không

– Nếu cấp nguồn vào mà chip NAM lập tức nóng rang thì 100% chết chip NAM.

Bước cuối cùng:

– Còn lại là hở chân chip NAM, lỗi chip NAM hoặc lỗi chip SIO.

– Vài trường hợp riêng do hỏng thạch anh giao động của chip NAM (thay thử).

– Nếu chip SIO lỗi: hở chân thì hàn lại hoặc lỗi thì thay luôn.

– Nếu chipset Nam lỗi: thì Hấp lại chip, không được thì tháo chipset ra làm chân đóng vô lại, vẫn không được thì thay chipset khác.

(Bạn gì bên 3C nếu có copy thì phải nêu trích dẫn nguồn từ Lê Quang Vinh – lqv77 nhé)

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

BIOS – Basic I/O System – Hệ thống xuất nhập cơ bản

Cách nhận biết:

– Hình dáng thông thường:

chip_bios– Hình chữ nhật có vạt 1 góc gồm 32 chân, gắn trong một sóc két (như hình) hoặc hàn dính vào mainboard.

bios-ami

– Lọai đời mới: dạng flash; chip dán 8 chân

dsc00588

Hoặc chip 8 chân ghim bình thường:

sop-8

Nhiệm vụ:

– Giao tiếp mức cơ bản nhất với người dùng từ lúc bật công tắt cho đến lúc hệ điều hành bắt đầu được load vào bộ nhớ mà ta gọi là BOOT.

– Cho phép thiết lập các cấu hình như: chọn ổ đĩa khởi động, chỉnh ngày giờ hệ thống, đặt mật khẩu bảo vệ…

Các lỗi thường gặp:

– Chip BIOS lỗi sẽ gây ra lỗi kich nguồn quay, máy không boot được. Lỗi này chỉ xác định khi đã kiểm tra các lỗi về nguồn và CPU xong.

– Báo lỗi: Bios check sum error,

Cách xử lý:

– Nếu lên hình mà báo lỗi là do hết pin nuôi CMOS hoặc đã cài đặt trình CMOS setup sai.

– Lỗi không boot (ngòai lỗi nguồn và CPU ra) thì cần nạp lại chip BIOS.

– Xem thêm bài: Cách nạp lại bios rom

Lê Quang Vinh

Read Full Post »

Older Posts »